(TG)- Thành phố đã tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); kịp thời công bố, công khai TTHC; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, triển khai thực hiện liên thông TTHC điện tử đối với lĩnh vực xây dựng, đất đai; đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho biết: Năm 2018, các nội dung nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Công tác cải cách TTHC và kiểm soát TTHC được thực hiện chủ động và thường xuyên trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định. Đồng thời, cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên thông một cửa điện tử, thực hiện thủ tục kết hợp, tiếp nhận và trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính đang được tiếp tục thực hiện, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, công tác ứng dụng công nghệ thông tin theo quy trình kết nối liên thông đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của thành phố và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, số lượng TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ngày càng được mở rộng và được người dân, doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Đến tháng 12/2018, tổng số dịch vụ công trực tuyến là 767 dịch vụ (mức độ 3 là 655; mức độ 4 là 112); tổng số hồ sơ nộp trực tuyến và trực tiếp đối với các dịch vụ có triển khai dịch vụ công trực tuyến là 852.023 hồ sơ, trong đó, số hồ sơ nộp trực tuyến (mức độ 3, 4) là 326.578 hồ sơ. Trong đó, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đạt tỷ lệ: 38%).
Bảo vệ môi trường và cải cách hành chính (CCHC) là hai nội dung trọng tâm được trao đổi
Dù sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), hay chọn TPHCM làm nơi sinh sống, lập nghiệp thì mỗi người dân đều đang góp phần xây dựng TPHCM phát triển, vì chính chất lượng cuộc sống của mình. Vậy công dân TPHCM có gì để tự hào về TPHCM và trách nhiệm với TPHCM là gì?
Điều này được các đại biểu bàn luận trong chương trình Lắng nghe và trao đổi, có chủ đề “Công dân TPHCM – tự hào và trách nhiệm”, do HĐND TPHCM và Đài Truyền hình TPHCM tổ chức vào sáng 2/12/2018. Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM điều hành chương trình.
|
Thành phố cũng triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến, hoàn tất nâng cấp cổng dịch vụ công Thành phố, tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến và dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đã triển khai thí điểm tại Sở Y tế Thành phố, đưa dịch vụ thanh toán trực tuyến hoạt động vào tháng 6/2018, đã có 161 hồ sơ được thanh toán trực tuyến với kinh phí là 93.240.000 đồng.
UBND Thành phố cũng cho hay, trong năm 2019, chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và UBND Thành phố ban hành, nhằm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác CCHC, kiểm soát TTHC. Xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị tùy tiện quy định những thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân. Đẩy mạnh công tác khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức trong sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, đánh giá và sử dụng hiệu quả kết quả khảo sát để đề ra các giải pháp hoàn thiện.
Mặt khác, tăng cường công tác kiểm soát TTHC; kịp thời công bố, công khai TTHC; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, triển khai thực hiện liên thông TTHC điện tử đối với lĩnh vực xây dựng, đất đai; đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Ngoài ra, nâng cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
TPHCM khắc phục tình trạng “cửa khó vào, người khó gặp, vẻ mặt khó coi”
Bàn về trách nhiệm của cán bộ, công chức, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo đề nghị: “Phải kết nối nhanh hơn, làm thế nào để tiếng nói của người dân phản hồi tới lãnh đạo nhiều hơn, khắc phục tình trạng cửa khó vào, người khó gặp, vẻ mặt khó coi. Vì thế, thái độ phục vụ của cán bộ phải thân thiện, lắng nghe; có khuyết điểm thì xin lỗi người dân và khắc phục, chứ không xin lỗi rồi để đó”.
|
VH