Đến năm 2019, một nửa dân số đô thị sẽ được hưởng lợi ích từ các chương
trình thành phố thông minh và sáng kiến dữ liệu mở, theo hãng nghiên cứu
thị trường Gartner.
Trong một báo cáo mới, Gartner nói sự thay đổi về xã hội
và công nghệ trong thập kỷ qua đã buộc các chính phủ bắt đầu phải
thử nghiệm và ứng dụng công nghệ thành phố thông minh.
Xu thế này thực chất đã bắt đầu tại một số thành phố
lớn, nơi các chính phủ đã lãnh đạo các quỹ xây dựng thành phố thông
minh hoặc tạo điều kiện để các kỹ sư xây dựng dịch vụ công cho các
công dân. Tuy nhiên, theo Gartner, thành phố thông minh sẽ trở nên phổ
biến hơn nữa trong 3 năm tới.
“Khi các công dân tăng cường sử dụng công nghệ cá nhân và
mạng xã hội vào cuộc sống của họ, các chính phủ và doanh nghiệp đang
tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ”, Anthony Mullen, giám đốc
nghiên cứu của Gartner nói. “Điều này tạo ra các nền tảng mở cho phép
các công dân, cộng đồng và doanh nghiệp sáng tạo, hợp tác và cuối
cùng sẽ cung cấp các giải pháp hữu ích, giải quyết nhu cầu của công
dân”.
Các dịch vụ chính phủ thông minh và hữu ích sẽ trở nên cần
thiết, các công dân sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu vì giá trị cuộc
sống.
Chính phủ khắp mọi nơi cũng đang cố gắng “thông minh” hơn.
Các chính phủ có thể sẽ nhúng dịch vụ của họ vào mạng xã hội và các
ứng dụng di động, để dễ dàng tiếp cận hơn. Một dịch vụ tiềm năng
là công cụ robot chat Facebook, có thể nói với các công dân làm thế
nào nộp thuế, khai thông tin…. Khi nhiều dữ liệu được thu thập, các
chính phủ phải phát triển các nền tảng mở, cung cấp cho doanh
nghiệp địa phương và các dịch vụ công khác những dữ liệu liên quan.
“Các công cụ dữ liệu mở tại các thành phố không
phải là điều gì mới, nhưng nhiều công hiện nay có mức độ sẵn sàng
còn hạn chế và vì thế vẫn hạn chế giá trị doanh nghiệp”, Bettina
Tratz-Ryan, phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner nói. “Thành phố trở nên
“thông minh” khi dữ liệu được thu thập và kiểm soát theo cách có
thể tạo ra dòng thời gian thực giá trị”.
Báo cáo mới của Công ty tư vấn Nokia Bell Labs cho thấy nhu
cầu dữ liệu di động tăng mạnh từ phía người dùng và doanh nghiệp sẽ
vượt quá khả năng các nhà mạng vào năm 2020.
Đến năm 2020, nhu cầu về dịch vụ dữ liệu di động trên toàn
cầu sẽ tăng trung bình từ 30 đến 45 lần so với năm 2014. Các nước đang
phát triển tại Châu Á, các nước Trung Đông và châu Phi sẽ tăng 98 lần.
Các thành phố đang tìm kiếm những giải pháp mới có ảnh hưởng
sâu rộng như hệ thống giao thông thông minh, cải thiện an ninh công
cộng thông qua giám sát tự động, và thiết lập các dịch vụ chính phủ điện
tử.
Sự thành công của thành phố thông minh dựa trên sự kết hợp
hiệu quả giữa sự hiện diện rộng khắp của trí thông minh nhúng với mạng
truyền thông số nền tảng của thành phố./.
Theo ICTnews