Thứ Sáu, 6/12/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Năm, 6/10/2022 10:37'(GMT+7)

Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thăm đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thăm đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

NHỮNG NỖ LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH

Trong những năm qua, công tác tư tưởng của tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng  Bình đã có những nỗ lực, cố gắng, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, vận động cán bộ, đảng viên và đồng bào chấp hành, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định, Điều lệ của Đảng; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ xã có 220 đồng chí, gồm 177 nam và 43 nữ. Đại biểu HĐND các cấp là người dân tộc thiểu số có 133 người (cấp tỉnh: 01 người, cấp huyện: 5 người, cấp xã: 127 người). Đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có 226 đại biểu (cấp tỉnh: 07 người, cấp huyện: 17 người, cấp xã: 202 người). Toàn tỉnh có 536 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp (cấp tỉnh: 1 người, cấp huyện: 8 người, cấp xã: 105 người, đơn vị sự nghiệp: 422 người).

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh còn nhiều hạn chế, khuyết điểm và khó khăn, vướng mắc.

Một là, ở Đảng ủy các xã không có bộ máy chuyên trách làm công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng, thì công tác này do đồng chí Bí thư và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, Bí thư chi bộ đảm nhiệm. Qua điều tra xã hội học, 23% cán bộ, lãnh đạo cấp huyện cho rằng bộ máy làm công tác tư tưởng của tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh “chưa phù hợp” và 17% cho rằng “còn nhiều bất cập”; 6% cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng là “trung bình”; 10% cán bộ, lãnh đạo cấp huyện đánh giá công tác tư tưởng tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số “chưa hiệu quả”.

Hai là, trong 220 Ủy viên BCH Đảng bộ các xã, trình độ văn hóa phổ thông dưới lớp 12 còn 19 người (trong đó có 14 người dân tộc thiểu số); có 14 người chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị (trong đó có 11 người đồng bào dân tộc thiểu số). Trong 280 chi ủy viên chi bộ thuộc 15 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn 102 người có trình độ văn hóa phổ thông dưới lớp 12 (trong đó có 75 người đồng bào dân tộc thiểu số); có 160 người (trong đó có 100 người đồng bào dân tộc thiểu số) chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị.

Ba là, chất lượng đội ngũ báo cáo viên là người dân tộc thiểu số chưa đồng đều. Theo báo cáo của 15 Đảng ủy các xã vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh, đội ngũ báo cáo viên của cấp ủy xã có 149 người, trong đó nam 122, nữ 27 người. Về trình độ chuyên môn: trên đại học: 5 người; đại học: 82 người (trong đó có 15 người đồng bào dân tộc thiểu số); cao đẳng: 72 người; trung cấp: 15 người (trong đó có 11 người đồng bào dân tộc thiểu số). Trình độ phổ thông lớp 12/12: có 133 người. Dưới lớp 12 có 16 người (trong đó có 5 người đồng bào dân tộc thiểu số). Trình độ lý luận chính chính: cử nhân, cao đẳng có 06 người (trong đó có 2 người đồng bào dân tộc thiểu số); trung cấp lý luận chính trị có 91 người (trong đó có 23 người đồng bào dân tộc thiểu số); sơ cấp lý luận chính trị có 25 người (trong đó có 1 người đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài lực lượng báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội, ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh còn có các cán bộ, chiến sỹ, đảng viên, bộ đội biên phòng, công an xã, giáo viên, các y, bác sỹ…đang công tác trên địa bàn cũng được sử dụng, tham gia làm công tác tư tưởng.

Bên cạnh đó, Đảng bộ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa chú trọng, quan tâm đúng mức việc huy động, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, Đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, giáo viên, y bác sỹ…tham gia làm công tác tư tưởng của Đảng. Qua điều tra xã hội học, có 17% cán bộ, Đảng viên công chức thôn, bản đánh giá còn “nhận thức chung chung” và 3,5% “nhận thức còn hạn chế” về công tác tư tưởng hiện nay; 74% cán bộ, lãnh đạo cấp huyện đánh giá công tác tư tưởng của tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả và 31,5% cán bộ, giáo viên, chiến sỹ biên phòng cho rằng công tác tư tưởng của Đảng có chuyển biến nhưng còn chậm, 5% cho rằng đánh giá còn hạn chế.

Xác định tổ chức cơ sở Đảng, chi bộ là “tế bào”, “nền móng”, “gốc rễ” của Đảng, là hạt nhân chính trị tại cơ sở; là nơi gần gũi, sát dân nhất để vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, đội ngũ báo cáo viên cấp ủy và cán bộ, Đảng viên Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường về xã đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời lồng ghép với việc phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống, đảm bảo quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia.

Các cấp ủy Đảng cơ sở đã chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, kế hoạch của cấp ủy cấp trên về tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương (khóa XII, khóa XIII), các Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Huyện ủy… Đặc biệt đã thường xuyên triển khai sâu rộng cho toàn cán bộ, đảng viên và Nhân dân học tập, quán triệt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chuyên đề toàn khóa với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự chường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; chuyên đề năm 2022 của Đảng bộ tỉnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện trách nhiệm nêu gương, phát huy ý chí tự lực, tự cường, đưa Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững”.

Cán bộ, đảng viên và đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tích cức hưởng ứng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ; Cuộc thi Tuổi trẻ Quảng Bình với tư tưởng Hồ Chí Minh… và các phong trào, hoạt động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nông thôn mới, làng, bản văn hóa…

Đảng bộ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, thường xuyên, định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 28/5/2003 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Chính phủ, của Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác dân tộc, miền núi… Các nghị quyết của Đảng bộ xã về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh… Qua tổng kết đã phát hiện những cách làm hay, kinh nghiệm tốt, kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và những khó khăn, vướng mắc; phát hiện, nhân rộng những mô hình, điển hình, gương người tốt, việc tốt, nhất là mô hình xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật…trong sản

Kết quả điều tra xã hội học trong cán bộ, đảng viên, giáo viên và đồng bào dân tộc thiểu số về hình thức tiến hành công tác tư tưởng cho thấy: Chất lượng, hiệu quả việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết và công tác tuyên truyền, nêu gương tốt, điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Thông qua việc tổ chức các đợt học tập, quán triệt, các đợt sinh hoạt chính trị, công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của cán bộ, đảng viên và một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước…được nâng lên. Đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, xóa bỏ dần các hũ tục, tập quán lạc hậu, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới… Cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu và lối sống trong sạch, lành mạnh, tích cực đấu tranh trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cán bộ cốt cán cấp xã, thôn, bản, đối tượng đảng viên cơ sở còn ít.

Tuy nhiên, nội dung, hình thức chưa phong phú, hướng dẫn và phù hợp với trình độ, tâm lý của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số. Qua điều tra xã hội học cho thấy: 31,5% cán bộ, giáo viên và đồng bào dân tộc thiểu số và 10% cán bộ, lãnh đạo cấp huyện có vùng đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá công tác tư tưởng có chuyển biến nhưng còn chậm hoặc chưa hiệu quả. Về chất lượng, hiệu quả việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, có 19% cán bộ xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá “khá”, 5% đánh giá “trung bình” và 5% đánh giá “yếu”. Về công tác tuyên truyền, vận động, 27% cán bộ lãnh đạo cấp huyện vùng dân tộc thiểu số đánh giá “khá”, 6% đánh giá “trung bình” và 5% đánh giá “yếu”.

Cán bộ, công chức xã miền núi biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) luôn năng động, nhiệt tình, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.

Cán bộ, công chức xã miền núi biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) luôn năng động, nhiệt tình, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.

TẬP TRUNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc ở Quảng Bình, cấp ủy, tổ chức đảng sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về công tác tư tưởng cho tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy của tổ chức đảng đối với công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, hệ thống chính trị, các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức xã hội và cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình.

Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện Quảng Trạch

Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện Quảng Trạch trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng công tác đối với cán bộ làm công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình. Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế, chính sách, khuyến khích cán bộ làm công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu tỉnh Quảng Bình số học tập, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Thực hiện chế độ, cơ chế tài chính hỗ trợ cán bộ làm công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời tinh thần sáng tạo, tích cực, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ làm công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh, trên địa bàn vùng núi, biên giới tỉnh có 104 người là người già, trưởng bản, người có uy tín trong công tác dân tộc thiểu số. Đây là lực lượng quan trọng góp phần làm tốt công tác tư tưởng của Đảng ở khu vực này; đồng thời là cầu nối, địa chỉ tin cậy của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và đồng bào; có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt đường lối, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện công tác tư tưởng của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và nhất là thế hệ trẻ. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư nhằm hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác công tác tư tưởng của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề theo quy định của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc  thiểu số. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong đấu tranh chống các quan điểm, thông tin thù địch, xuyên tạc, sai trái vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội, cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình, hệ thống truyền thông cơ sở và lực lượng văn học nghệ thuật trong đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch. Kịp thời nắm bắt thông tin, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình hiện có 13 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy với 580 tổ chức cơ sở Đảng, 75.204 đảng viên, trong đó có 5 Đảng bộ cấp huyện có tổ chức Đảng và đảng viên vùng dân tộc thiểu số là: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa. Tính đến hết tháng 4/2022 tổ chức Đảng và đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có 15 tổ chức cơ sở Đảng với 137 chi bộ trực thuộc và 4.305 đảng viên (trong đó có 1.072 đảng viên là người dân tộc thiểu số).

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đối với cấp ủy, tổ chức đảng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tư tưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đánh giá, làm rõ trách nhiệm cấp ủy, nhất là người đứng đầu đối với hoạt động công tác tư tưởng của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến, phê bình cán bộ, đảng viên, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và quần chúng nhân dân đối với công tác tư tưởng của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trần Hữu Dũng

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình

 


 

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất