Thứ Bảy, 21/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Sáu, 9/7/2010 21:4'(GMT+7)

Năng lượng và biến đổi khí hậu ASEAN

Chiều 9/7, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào đã chủ trì cuộc họp báo giới thiệu về Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28.

Thực hiện nghĩa vụ luân phiên với các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam với vai trò chủ trì ASEAN 2010 sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (ASEM 28) và các hội nghị liên quan từ ngày 19-23/7 tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Chủ đề của Hội nghị lần này là “Năng lượng và biến đổi khí hậu”.

Hội nghị ASEAN lần thứ 28 dự kiến có khoảng 500 khách quốc tế tham dự, bao gồm: Bộ trưởng 10 nước ASEAN và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ân Độ, New Zealand, Australia; lãnh đạo các nước Mỹ, Nga; Tổng Thư ký ASEAN; Giám đốc Trung tâm Năng lượng ASEAN... Phía Việt Nam sẽ có khoảng 100 đại biểu tham dự, bao gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan của Trung ương và địa phương cùng các doanh nghiệp.

Bên cạnh Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 tổ chức vào ngày 22/7, từ ngày 19-23/7 sẽ diễn ra 10 Hội nghị liên quan như: Hội nghị các quan chức cấp cao lần thứ 28 (SOME 28) với Mỹ, Nga; cuộc họp SOME 28+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); Hội nghị nhóm công tác năng lượng Đông Nam Á; Hội nghị Bộ trưởng các nước Đông Nam Á; Đối thoại Bộ trưởng và doanh nghiệp với chủ đề “Những thách thức và cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng ASEAN”... Ngoài ra còn diễn ra các hoạt động bên lề như: Triển lãm năng lượng; Diễn đàn năng lượng ASEAN; các chương chình tham quan cho phu nhân, phu quân, khách; Gala Dinner và trao giải Năng lượng (tối 22/7).

Chương trình ASEAN về hợp tác năng lượng (APAEC) giai đoạn 2010 – 2015 đã được Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 27 thông qua vào ngày 22/7/2009 tại Myanmar.

Ngoài ra, một trong những vấn đề an ninh năng lượng được các nước ASEAN đặc biệt quan tâm là việc kết nối lưới điện các nước ASEAN; kết nối lưới điện các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Các vấn đề này luôn được đặt ra trong mỗi kỳ họp ASEAN hay của Hiệp hội các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Việc kết nối lưới điện giữa các nước trong từng khu vực sẽ mang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế cho cả nhà đầu tư và người sử dụng điện; tạo cơ hội mở rộng thị trường bán điện để kích thích đầu tư, đặc biệt là đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, trong thời gian qua, Chính phủ đã đồng ý để Bộ Công thương triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Lào và Campuchia về “Quy hoạch khai thác tiềm năng thuỷ điện tại Lào, Campuchia và Quy hoạch đấu nối lưới điện của Lào, Campuchia và các nước láng giềng”, đồng thời giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức thực hiện./.

(Theo VOV News)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất