21% số người được hỏi cho rằng, quyền lực chính trị thực tế của Nga chủ yếu nằm trong tay của Tổng thống và Thủ tướng Nga, sức mạnh của hai vị này là cân bằng; 17% người Nga cho rằng, các ông trùm và các nhà thương nhân mới chính là sức mạnh thống trị chủ yếu của Nga. Còn những người khác lại cho rằng, quyền lực thực chất của quốc gia được phân chia khác nhau, lần lượt là: 6% của chính phủ, 5% của chính trị gia, nghị sỹ và các quan chức của Duma quốc gia Nga; 4% của Đảng “Nước Nga thống nhất”; 1% của Ngân hàng và cán bộ biến chất. Còn 25% số người được hỏi là không rõ ràng, vậy rốt cuộc ai mới là người thống trị thật sự của Nga.
Đa số người dân Nga (64%) đều tin rằng, ông Medvedev và ông Putin đều có những cách riêng của mình để trị quốc. Những người có quan điểm ủng hộ chủ yếu là những Đảng viên của Đảng “Nước Nga thống nhất” (81%) và Đảng viên của Đảng “Nước Nga công bằng” (73%). Tỷ lệ số người có quan điểm trái ngược với họ là 23%, họ cho rằng hiệu quả làm việc của bộ đôi Putin – Medvedev chưa cao.
Trong số những người có cách nhìn chính diện về bộ đôi quyền lực Putin – Medvedev, 17% người được điều tra cho rằng, bí quyết thành công của bộ đôi Putin – Medvedev chủ yếu nằm ở tinh thần tập thể và sự phối hợp ăn ý trong công việc. 13% số người tham gia điều tra chỉ ra rằng, bí quyết thành công của bộ đôi Putin – Medvedev nên dựa vào kết quả thực tế và mức sống của người dân Nga để đưa ra lời phán đoán. 9% người cho rằng, bí quyết thành công của bộ đôi này là hai người đều nhất trí với phương châm quan điểm phát triển của quốc gia Nga. Còn 8% số người cho rằng, bí quyết thành công là đặc biệt quan tâm đến chính sách xã hội, hơn nữa còn áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng có hiệu quả khiến cho người ta có cảm giác khủng hoảng chưa tới. 4% người giải thích rằng, sở dĩ hiệu quả làm việc của bộ đôi Putin – Medvedev cao là vì họ có thể bổ sung cho nhau một cách lý tưởng, kết hợp giữa kinh nghiêm và sức trẻ, tính kế thừa chính trị, tính ổn định và trật tự nhà nước. Theo 3% số người, hai người cùng kết hợp sẽ dễ lãnh đạo Nhà nước hơn.
Trong số những người có cái nhìn tiêu cực về bộ đôi quyền lực Putin – Medvedev, có 18% người cho rằng, mức sống của người dân Nga đang giảm xuống, 16% người cho rằng, phát triển quốc gia thiếu những động thái trực tiếp. 12% người cho rằng, “khủng hoảng và các biện pháp chống khủng hoảng thu lại quá ít hiệu quả, hơn nữa lại thiếu kết quả thực tế, là những biểu hiện cho hiệu suất làm việc của bộ đôi Putin – Medvedev không cao”. Những quan điểm trái ngược về bộ đôi quyền lực này cũng lần lượt đưa ra những bằng chứng như: 10% số người đưa ra là tình trạng lạm phát, 8% cho là tỷ lệ thất nghiệp cao; 6% - tình trạng tham ô của các quan chức lãnh đạo; 5% - phương châm của chính phủ không chính xác; 3% - chậm trễ trả lương. Dường như 1/3 (9%) số người được hỏi cho rằng, việc ông Medvedev và ông Putin cùng trị quốc đã cho hiệu quả thấp hơn so với một mình ông Putin lãnh đạo.
Rất nhiều người Nga (48%) theo khuynh hướng thông thường cho rằng, TT Medvedev và TTg Putin vừa là đối tác, vừa là cộng sự bình đằng. 35% số người cho rằng, ông Medvedev làm việc dưới sự chỉ đạo của ông Putin. 5% người cho rằng, ông Medvedev chiếm vị trí chủ yếu trong bộ đôi Putin – Medvedev. Họ cho rằng, ông Putin triển khai công việc dưới sự lãnh đạo của Medvedev. Cuối cùng, 3% người tin rằng, mối quan hệ tương hỗ của bộ đôi quyền lực Putin – Medvedev chủ yếu là mối quan hệ cạnh tranh. Họ đang đấu tranh để giành quyền lãnh đạo. Nhưng có tới 63% người Nga cho rằng, bộ đôi quyền lực Putin – Medvedev vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài.
Kéo dài trong hai ngày, từ ngày 13/6 – 14/6, cuộc điều tra dân ý lần này do Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội Nga khởi xướng tiến hành. Đối tượng điều tra là 1600 người tại 42 tỉnh và 140 điểm dân cư ở khu vực biên cương trên toàn nước Nga. Sai số thống kê điều tra không vượt quá 3,4%. Những người được điều tra có thể đưa ra một hay nhiều đáp án lựa chọn tùy ý.