Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 23/6/2009 22:27'(GMT+7)

Liên minh châu Âu: Thuỵ Điển chuẩn bị một nhiệm kỳ chủ tịch EU đầy sóng gió

Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu Cecilia Malmström và Bộ trưởng Ngoại giao Carl Bildt của Thuỵ Điển tại Bruxelles hôm 22/6/2009

Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu Cecilia Malmström và Bộ trưởng Ngoại giao Carl Bildt của Thuỵ Điển tại Bruxelles hôm 22/6/2009

Khủng hoảng kinh tế và khí hậu thay đổi sẽ là hai ưu tiên hàng đầu của Stockholm kể từ ngày 01/7 tới.

Một Quốc hội mới, một Uỷ ban mới, một cuộc trưng cầu dân ý mới về hiệp ước Lisbon… và vẫn là cuộc khủng hoảng kinh tế và khí hậu thay đổi. Thuỵ Điển, nước sẵn sàng đảm đương chức chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu từ ngày 01/7/2009, sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ hiến pháp nặng nề và những ưu tiên tham vọng do Bộ trưởng Ngoại giao Thuỵ Điển Carl Bildt trình bày hôm thứ 2 (22/6/2009) tại Bruxelles. Tuy nhiên, Stockholm tự nhủ đã chuẩn bị sẵn sàng cho 6 tháng đầy sóng gió này.

Tuần qua, Thủ tướng theo đường lối bảo thủ Fredrik Reinfeldt đã phát biểu trước một số nhà báo châu Âu rằng: “Quả thật nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU của Thuỵ Điển sẽ bắt đầu với một điều kỳ dị khó tin!” Ông đã thừa nhận một cách tinh nghịch: “Dường như chả ai cần chúng tôi… Nhiệm kỳ của chúng tôi sẽ diễn ra trong các điều kiện thật đặc biệt. Quản lý khủng hoảng và thất nghiệp, chiến đấu chống lại khí hậu thay đổi sẽ là hai trong số những ưu tiên hàng đầu”. Ông đã khẳng định: Để thiết lập ổn định, “EU cần các giải pháp mới. Chúng ta cần đồng thuận về một chiến lược chung để thoát khỏi khủng hoảng và hợp với các quy định của hiệp ước ổn định và phát triển”.

Buổi lễ lầy lội ở Praha

Thủ tướng Thuỵ Điển đã nhấn mạnh: Nhằm đạt được một thoả thuận tham vọng về khí hậu toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh tại Copenhague, Đan Mạch và tháng 12 tới, Thuỵ Điển sẽ đóng vai trò chủ chốt: “Trong 6 tháng tới, chúng tôi sẽ có các hội nghị với các nước không có nhiều thay đổi ủng hộ cuộc chiến chống khí hậu nóng lên, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nga. Chúng tôi thấy vấn đề trên rất cấp thiết”.

Thuỵ Điển sẽ cố gắng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp và đối nội, trong khuôn khổ “Chương trình Stockholm”. “Chiến lược biển Ban Tích” nhằm cải thiện môi trường ở biển Ban Tích và tăng cường tính cạnh tranh trong khu vực cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Về các cuộc thương lượng gia nhập EU của Croitia và Thổ Nhĩ Kỳ, Stockholm dự định tiếp tục theo đuổi, song “có thể bắt đầu trước tiên với Ai-xlen”, nước sẽ trở thành ứng cử viên ngay từ mùa hè này.

Cecilia Malmström-Bộ trưởng các vấn đề châu Âu chỉ rõ: Về hiệp ước Lisbon, sự không chắc chắn vẫn bao trùm. “Chúng tôi hy vọng một cuộc trưng cầu dân ý tích cực. Nhưng nếu không có sự tôn trọng các cử tri Ai-xlen, chúng ta không thể dự đoán được hậu quả…”. Về trường hợp của Cộng hoà Séc, Tổng thống Vaclav Klaus có tư tưởng rất hoài nghi về châu Âu sẽ tiếp tục làm tất cả để trì hoãn quá trình này.

Nhưng ở Stockholm, chúng tôi “chắc chắn” sẽ làm tốt hơn những người tiền nhiệm. Hôm thứ sáu vừa qua tại Praha, nước chủ tịch Séc đã kết thúc một cách lộn xộn như lúc nước này mới nhậm chức: “Để truyền sức mạnh” cho người Thuỵ Điển, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Séc Stefan Füle đã có ý tưởng chuyển cho chúng tôi một thùng bia Séc ở giữa dòng sông Vltava mà không tính đến những du khách đang làm chao đảo con thuyền Séc và Thuỵ Điển. Họ đã suýt nữa biến buổi lễ lầy lội trên thành thảm kịch cuối cùng của nước chủ tịch luân phiên châu Âu Séc.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất