Thứ Năm, 10/10/2024
Kinh tế
Chủ Nhật, 5/7/2015 23:0'(GMT+7)

Ngành sản xuất Việt Nam đang là ngôi sao sáng

Theo HSBC, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng mạnh kể từ cuối năm 2013 (Ảnh minh họa: KT)

Theo HSBC, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng mạnh kể từ cuối năm 2013 (Ảnh minh họa: KT)

Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam với đánh giá: Ngành sản xuất đang là ngôi sao sáng đối với Việt Nam.

Đơn hàng mới tăng mạnh mẽ

Theo HSBC, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tăng mạnh kể từ cuối năm 2013. Trong những tháng gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới đi vào trì trệ, lĩnh vực sản xuất này vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh. Sản lượng trung bình tăng mạnh trong khi chỉ số PMI đạt mức trung bình 53,5 điểm.

“Dù cho nhu cầu bên ngoài trì trệ trong tháng 6, chúng tôi vẫn tin rằng sản lượng ngành sản xuất của Việt Nam sẽ tăng trưởng trong những tháng tới khi chỉ số hàng đầu đơn hàng mới trừ đi hàng tồn kho vẫn tăng mạnh”- HSBC dự báo.

Phân tích về tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam so với các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN, HSBC cho biết: Việt Nam có mức tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong vài năm gần đây đơn giản thông qua việc tận dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn cho các công việc sản xuất đơn giản.

Điều đó cho thấy Việt Nam đang bắt đầu ở một mức thấp và Việt Nam cũng có chỉ số năng suất lao động trên nhân công thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này có nghĩa rằng trong khi có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc cần cù ở những cánh đồng và nhà máy, họ đang không sản xuất nhiều giá trị sản lượng như các nhân công lao động khác ở trong khu vực ASEAN.

Sản xuất đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu

Đặc biệt, trước khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO (tháng 1/2007), hàng hoá, thực phẩm và sản xuất là nhân tố chủ lực đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, hoạt động xuất khẩu chú trọng hàng hoá đã thực hiện rất tốt. Suy thoái của chu kỳ hàng hoá toàn cầu, việc quản lý nguồn vốn và phân bổ nguồn lực không hiệu quả  và việc thiếu các chính sách công nghiệp hoá tập trung đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước mất dần năng lực cạnh tranh.

Hiện nay, theo HSBC, phần lớn tăng trưởng xuất khẩu đều do các doanh nghiệp nước ngoài dẫn dắt. Lĩnh vực sản xuất đang trở thành yếu tố đóng góp chính yếu đối với tăng trưởng xuất khẩu kể từ cuối năm 2014.

Các doanh nghiệp trong nước không thể tận dụng nguồn lực chi phí lao động sẵn có của Việt Nam. Trong khi điều này cho thấy thành phần dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu thì nó cũng thể hiện một câu chuyện tương tự. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực tăng trưởng thị phần của mình trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, “việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả, đặc biệt là do các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn cung dư thừa trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp nội địa. Kết quả là quỹ đạo thay đổi trong đó các doanh nghiệp nước ngoài do phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, có sự hỗ trợ về kỹ thuật tốt hơn và được hưởng ưu đãi thuế đã có kết quả hoạt động tốt hơn hẳn. Hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ngày một suy giảm và có đóng góp tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu”- HSBC đánh giá./.

Theo VOVnews



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất