Thứ Sáu, 15/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 18/9/2009 7:20'(GMT+7)

"Nghị viện châu Âu thiếu kỷ luật"

Ông Barroso tái cử chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu

Ông Barroso tái cử chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu

Ông José Manuel Barroso bị chỉ trích khắp nơi. Người ta khiển trách ông thiếu năng động, xa rời các vấn đề xã hội và nghiêng về các Nhà nước lớn trong Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên hôm thứ tư (16/9), Nghị viện châu Âu đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu nhiệm kỳ hai với thời hạn 5 năm. Có 718 trong số 736 nghị sỹ đã tham gia cuộc bầu cử, trong đó 382 nghị sỹ đã bầu cho ông Barroso. Có 217 phiếu chống và 117 phiếu trắng.

Giáo sư Christian Lequesne đã có cuộc trao đổi ngắn với báo LEXPRESS để làm sáng tỏ một số điều phức tạp trên.

Trong quá khứ, những nghị sỹ đảng xã hội luôn chỉ trích ông Barroso. Tuy nhiên, hôm thứ tư vừa qua một số nghị sỹ đã bầu cho ông. Tại sao vậy?

Tại phần lớn các Nghị viện các nước, có một quy định bỏ phiếu giữa các đảng: Theo quy định bắt buộc do các đảng đưa ra được coi như một quy định. Nhưng tại Nghị viện châu Âu, quy định này yếu hơn và sự đoàn kết các quốc gia bắt đầu hợp nhất. Hôm nay, với sự đoàn kết hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các đảng xã hội hai nước đã bầu cho ông Barroso. Và chúng ta không quên đánh giá cao sự ủng hộ này. Trường hợp ông Martin Schulz (Chủ tịch Đảng xã hội châu Âu tại Nghị viện): Do muốn trở thành Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông đã liên kết với Đảng xã hội châu Âu (PPE) của ông Barroso.

Tại sao không có ai đề xuất một ứng cử viên khác?

Có sự thiếu hụt lớn các nhà lãnh đạo. Từ cánh tả cho đến cánh hữu, không có các gương mặt tiêu biểu nào khác. Điều đó giải thích cho sự thiếu vắng các chọn lựa khác. Hơn nữa lúc này, theo Hiệp ước Nice hiện nay còn hiệu lực, chỉ có Hội đồng châu Âu (tập hợp các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của 27 nước) là có quyền đề xuất ứng cử viên tại Nghị viện.

Và trong bối cảnh như vậy ứng cử viên người Bồ Đào Nha đã tái cử…

Ông Barroso tái cử bởi ông biết cách giành thắng lợi. Đó là một thành công có ý nghĩa tượng trưng khi một ai đó tái cử chức chủ tịch Uỷ ban châu Âu, mặc dù cơ quan này đã yếu đi rất nhiều từ nhiệm kỳ của ông Delors (1985-1995) phải đối mặt với một Nghị viện giành đối trọng về lập pháp.

Nếu Hiệp ước Lisbonne có hiệu lực (hiện còn phụ thuộc vào cuộc trưng cầu dân ý của người dân Ai Len ngày 02/10 tới và sự phê chuẩn của Séc), những sự khác biệt lớn là gì?

Có hai sự khác biệt lớn: trước tiên, các nghị sỹ châu Âu sẽ có thể đề xuất một ứng cử viên khác. Tiếp đó, để được trúng cử sẽ phải cần sự tán thành của đa số các nghị sỹ (một nửa số nghị sỹ + 1, kể cả khi họ không có mặt). Hôm nay, ông Barroso chỉ cần đạt được một đa số tương đối để được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban châu Âu nhiệm kỳ thứ 2.

Thái Hà Theo báo LEXPRESS.fr  (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất