Thứ Bảy, 12/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 18/1/2010 22:3'(GMT+7)

Nguy cơ thêm 1 lần đổi thẻ

Tuy nhiên, khi nhiều ngân hàng tham gia phát hành thẻ với nhiều sản phẩm khác nhau, việc chọn trùng BIN có thể xảy ra, rắc rối sẽ phát sinh trong giao dịch liên ngân hàng. Vì thế, tháng 10/2007, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 38 trong đó yêu cầu thống nhất nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành thẻ (tức Ngân hàng nhà nước là đầu mối cấp BIN cho từng ngân hàng). Trong khi đó, cùng phát hành vào thời điểm phát hành thẻ ghi nợ nội địa, nhưng với với loại thẻ thanh toán quốc tế lại không xảy ra tình trạng này, vì ngay từ đầu đã được chuẩn hóa.

Hai loại thẻ ghi nợ nội địa và thẻ thanh toán quốc tế cùng được phát hành từ 1 ngân hàng và vào cùng một thời điểm, nhưng hiện nay, loại thẻ ghi nợ nội địa phải thay đổi mã BIN trong khi, thẻ thanh toán quốc tế vẫn được sử dụng bình thường.

Bà Dương Thị Thủy, Phó TGĐ ngân hàng VPBank cho biết, có sự khác nhau này là do, khi thẻ thanh toán quốc tế phát hành, các ngân hàng Việt Nam đã được thống nhất sử dụng BIN do các tổ chức quốc tế cấp.

“Ngân hàng chúng tôi có 2 loại thẻ, 1 là loại thẻ quốc tế chúng tôi phát hành thẻ Mastercard và thẻ trong nước là Autulinh. Thẻ mastercard khi phát hành phải tuân thủ theo một bộ chuẩn rất rõ ràng từ mã BIN, khi tuân thủ rồi thì hoàn toàn trên yếu tố của thẻ đã đầy đủ các thông số”.

Trong khi đó, cùng thời gian này, mã BIN dành cho loại thẻ ghi nợ nội địa vẫn được sử dụng theo ý riêng của mỗi tổ chức phát hành thẻ, chứ không theo một quy chuẩn chung nào, dẫn đến tình trạng, có những tổ chức phát hành thẻ có nhiều hơn 1 mã BIN.

Thời gian được sử dụng mã BIN cũ cũng không còn nhiều, đến thời điểm này, nhiều ngân đã lên kế hoạch sẵn sàng cho việc đổi thẻ thay mã BIN mới, nhưng có nhiều ngân hàng lại đang rất lúng túng trước việc này, khó khăn nhất là số ngân hàng không có trung tâm phát hành thẻ riêng của mình, ngoài chi phí cho việc làm phôi mới, thì kinh phí phát sinh từ các khâu đi lại, thời gian giải quyết là rất lớn.

“Chắc chắn là sẽ phát sinh chi phí, với một thẻ ước tính gần 10.000đ. Ngân hàng phải liên lạc với khách và lên kế hoạch đổi từ từ, từ nay đến hạn cuối cùng mà ngân hàng nhà nước đưa ra” - Bà Dương Thị Thủy nói.

Theo cách tính của bà Phan Thị Thanh Hà, Phó GĐ Trung tâm phát hành thẻ NHNN và PTNT: “Hiện nay, hệ thống của Agribank tồn tại song song cả BIN cũ và mới. Một phôi thẻ có giá gần 10.000 đồng, được nhân với khoảng 17 triệu thẻ trên thị trường cần phải đổi mã BIN, con số ước tính cũng khoảng gần 200 tỉ đồng”.

PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phó Trưởng khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng cho rằng, mỗi tổ chức phát hành thẻ tham gia chia sẻ với con số này. Theo thời điểm lịch sử lúc đó, mạng lưới thanh toán của VN chưa rộng, tức là liên minh thẻ của các ngân hàng chưa nảy sinh, nên chưa ra quyết định ngay. Bây giờ, mỗi ngân hàng phải khắc phục một phần thôi”.

Theo quy định, đầu mã BIN quốc gia dành cho Việt Nam là 9704, các ngân hàng sẽ được cấp trong dải từ 970400 cho đến 970499. Nhưng, nếu có trên 100 đơn vị tham gia phát hành thẻ thì liệu thị trường có nguy cơ đứng trước một lần đổi thẻ nữa?


(Theo VTV)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất