Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 29/8/2009 22:35'(GMT+7)

Nhật Bản, cường quốc có nền kinh tế “bị ốm”

Một biên bản đang nhắm vào PLD, đảng bảo thủ đã cai trị độc quyền chính trường Nhật Bản từ hơn 50 năm qua. Sự lãnh đạo của LDP đang được đếm từng ngày. Các cuộc thăm dò dự báo một chiến thắng vang dội của Đảng Dân chủ Nhật Bản (PDJ)- đảng đối lập trung tả trong cuộc bẩu cử lập pháp hôm chủ nhật này. Ngay Thủ tướng Taro Aso, người dành được ít điểm nhất trong các cuộc thăm dò đã thừa nhận vào hôm thứ năm-trong khi một số người Nhật có thể bầu cho chúng tôi-chúng tôi đã thất bại trong việc giải thích “tính năng của chủ nghĩa bảo hộ”. Hôm thứ sáu, các con số về nền kinh tế Nhật Bản thật thảm hại (5,7% tỷ lệ thất nghiệp, giảm giá tiêu dùng 2,2%, tiêu thụ gia dụng giảm 2%), có thể đã giội một gáo nước lạnh vào những hy vọng cuối cùng của chính phủ mãn nhiệm.

Chỉ dưới hai năm, PLD đã dấn sâu vào ngõ cụt. Vào mùa thu năm 2007, trong khi xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, Nhật Bản trở thành một trong những nước mạnh nhất trên thế giới… Bà Évelyne Dourille-Feer nhắc lại: “Không có đầu cơ bất động sản bong bóng, không có các dấu hiệu bất ổn trong các ngân hàng… sau cuộc khủng hoảng trầm trọng những năm 1990, cuối cùng Nhật Bản cũng tìm thấy cửa đường hầm. Cũng trong năm 2007 đó, nước Nhật cũng sắp thoát khỏi lạm phát”, một tình trạng lý tưởng.

Xuất khẩu, một thế mạnh trở thành điểm yếu

Từ đầu năm 2008, nền kinh tế Nhật Bản đã chững lại một cách ngạc nhiên. Lúc đó nền kinh tế đứng đầu nhóm G7 cũng bắt đầu suy thoái. GDP thấp, tốc độ tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp dừng đầu tư… Theo xác nhận của chính quyền, họ thấy người dân phản đối tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản, đây là “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới 2”. Theo bà Évelyne Dourille-Feer, nguyên nhân của sự đình trệ này đã nhanh chóng được xác định: xuất khẩu ghi nhận “sự sụt giảm chóng mặt”, giảm 35% vào cuối năm 2008. “Nền kinh tế Nhật Bản là động lực tăng trưởng duy nhất”, chuyên về lĩnh vực xe hơi, máy điện tử và các sản phẩm giá trị gia tăng khác, đã phải chịu ảnh hưởng do nhu cầu của Mỹ-đối tác chính của Nhật giảm. Cuộc khủng hoảng đã trở thành yếu điểm chính của họ. Nhu cầu trong nước rất bấp bênh. Các kế hoạch phục hồi khác mà chính phủ thông báo đã vấp phải thực tế cấu trúc của đất nước: một dân số già cỗi, một thị trường lao động rất bấp bênh và nạn thanh niên thất nghiệp tăng 10%, không quên tình trạng thất nghiệp của phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ bị buộc phải từ bỏ việc làm để ở nhà trông con tại một đất nước mà các cơ sở đón nhận trẻ còn rất thiếu.

Đối mặt với nền kinh tế trì trệ, mỗi đảng đều thực hiện các cam kết của mình. Đảng PLD mãn nhiệm đã đề xuất một kế hoạch phục hồi mới bao gồm giảm giá xăng hay bãi bỏ thuế cầu đường. Theo bà Évelyne Dourille-Feer, kế hoạch này không đáng tin cậy, các giải pháp là “không đáng kể”. Hàng triệu người Nhật dường như nghi ngờ tính khả thi của các đề xuất mới do đảng cầm quyền đưa ra từ nửa thế kỷ qua. Phe đối lập PDJ đã cam kết một chính sách tập trung loại bỏ bất công xã hội với chính sách trợ cấp gia đình, giáo dục miễn phí, cải thiện nạn thất nghiệp. Chính sách này tỏ ra thuyết phục hơn, song “không một đảng nào có một kế hoạch cải thiện xã hội thực sự”. Chuyên gia kinh tế Nhật Bản đánh giá: “PDJ đã biết cách tạo cho người dân một giấc mơ”, một giấc mơ mà có thể ngày chủ nhật này sẽ đưa nước Nhật vào một thực tế khác.

Thái Hà Theo báo LEPOINT.fr  (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất