(TG) - Ngay từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới, đồng chí Phạm Văn Đồng trong một bài báo của mình đã khẳng định: đổi mới là văn hóa, văn hóa là đổi mới. Luận điểm đó của cố Thủ tướng như nhắc nhở mọi người rằng, càng đi sâu vào quá trình đổi mới, đất nước càng phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề văn hóa, con người. Văn hóa phải trở thành nguồn lực nội sinh của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hơn 30 năm qua, trong
quá trình đổi mới đất
nước, nhận thức và lý
luận của Đảng về văn hóa, con
người đã có bước phát triển
lớn. Những thành tựu đó có
liên quan trực tiếp với việc khôi
phục và làm sống lại những tư
tưởng về văn hóa của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, của giới tinh hoa
của dân tộc trước đây và của tổ
chức UNESCO. Có lẽ chưa bao
giờ hai tiếng “văn hóa” lại trở
nên phổ biến trong giao tiếp
thường ngày của quần chúng
như hiện nay. Và cũng chưa bao
giờ trong các nghị quyết, trong
các chương trình và dự án về
kinh tế - xã hội... lại đề cập nhiều
đến vấn đề văn hóa, con người
như hiện nay.
Gần 20 năm trước, Đảng ta
có Nghị quyết “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Hội
nghị Trung ương 9 khóa XI của
Đảng có Nghị quyết “Xây dựng
và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”. Đến
Đại hội Đảng lần thứ XII, vấn đề
xây dựng văn hóa, con người
Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến Chân, Thiện, Mỹ,
thấm nhuần tinh thần nhân
văn, dân tộc, dân chủ và khoa
học, đã được cụ thể hóa bằng 8
nhiệm vụ lớn...
Như vậy, về phương diện
nhận thức và lý luận, chúng ta
đã khắc phục được sự phiến
diện, lạc hậu. Nhưng một vấn đề
mới lại được đặt ra: vì sao giữa lý
luận và thực tiễn lại tồn tại một
khoảng cách khá lớn. Trong Báo
cáo chính trị trình Đại hội XII của
Đảng, khi bàn về nguyên nhân
gây nên sự suy yếu trên lĩnh
vực văn hóa, đã viết: “Nguyên
nhân chủ yếu là do nhiều cấp
ủy, chính quyền chưa quan tâm
đầy đủ lĩnh vực này, lãnh đạo,
chỉ đạo chưa quyết liệt. Việc
cụ thể hóa, thể chế hóa nghị
quyết của Đảng còn chậm, thiếu
đồng bộ. Công tác quản lý nhà
nước về văn hóa chậm được đổi
mới...”. Viết như vậy không sai,
nhưng đã thật trúng chưa? Câu
hỏi đó cần được đặt ra cho tất cả
mọi người. Kinh nghiệm chỉ ra
rằng, để giải quyết đúng các vấn
đề xã hội, cần phải có nhận thức
đúng, đồng thời phải xác định
đúng chỗ đứng của mình (cái
mà ta gọi là lập trường, chính là
chỗ đứng của ta). Thiếu cả hai
cái đó thì làm sao có thể hành
động đúng được. Về văn hóa,
càng là như vậy, vì văn hóa liên
quan đến những phẩm chất,
những giá trị của con người.
Văn hóa là Chân, Thiện, Mỹ. Ai
không biết tôn trọng sự thật,
ai ưa sống trong sự lừa dối, ai
không có lòng nhân ái, chỉ “bo
bo” cho cuộc sống bản thân
mình, gia đình mình, ai không
biết tôn trọng cái đẹp - cái đẹp
trong thiên nhiên và cái đẹp
trong xã hội - kẻ đó xa lạ với văn
hóa. Cũng tương tự như vậy,
hơn 50 năm về trước, nhân đến
thăm lớp học nghiên cứu về chủ
nghĩa Mác - Lênin của cán bộ
đảng viên, Bác Hồ nói: “Dân tộc
ta từ xa xưa vốn sống với nhau rất có tình có nghĩa. Từ ngày có
Đảng lãnh đạo, tình nghĩa đó
đã phát triển thành tình đồng
bào, đồng chí, tình cảm anh
em bốn biển một nhà. Học chủ
nghĩa Mác - Lênin là phải sống
với nhau có tình, có nghĩa. Nếu
đọc bao nhiêu sách mà không
biết sống với nhau cho có tình có
nghĩa, thì làm sao gọi là hiểu chủ
nghĩa Mác - Lênin được”.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, đối với những cán bộ, đảng viên,
đặc biệt là những cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành, nếu
còn là “tù binh” của chủ nghĩa kinh tế, chỉ nhìn thấy giá trị vật
chất mà quên lãng giá trị tinh thần, thì họ sẵn sàng đánh đổi
những giá trị văn hóa để đổi lấy những dự án về kinh tế.
|
Trở lại vấn đề văn hóa. Gần
đây, trong quá trình phát triển lý
luận, Đảng chỉ rõ: văn hóa là nền
tảng tinh thần, là mục tiêu, động
lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa là nguồn sức mạnh
nội sinh của dân tộc. Nhận thức
ra các vấn đề đó, là kết quả của
một quá trình tìm tòi của toàn xã
hội, đặc biệt của giới tinh hoa của
đất nước, do Đảng phát động. Vì
vậy, đối với mỗi người, mỗi cán
bộ, đảng viên của Đảng, để hiểu
đầy đủ các quan điểm đó, cũng
cần phải được bồi dưỡng cả về tri
thức, cả về phẩm chất tâm hồn.
Thực tế đã có lãnh đạo ở địa
phương sẵn sàng từ bỏ danh
hiệu cao quý di sản văn hóa
quốc gia hoặc quốc tế của địa
phương mình chỉ để “phát huy
tối đa” nguồn lợi kinh tế từ
những di sản văn hóa. Có không
ít nơi cho phép một số tư nhân
kinh doanh trong các lễ hội
truyền thống, làm biến dạng các
giá trị văn hóa đích thực của địa
phương với mục đích lợi nhuận.
Để có thái độ đúng với văn
hóa, chăm lo cho sự phát triển
văn hóa, cần có những hiểu biết
về văn hóa, về vai trò to lớn của
các giá trị văn hóa, lại phải có
một tâm hồn trong sáng. Người
lãnh đạo và quản lý văn hóa ở
mỗi cấp, mỗi ngành đều phải là
những con người có văn hóa.
Trong số các nhiệm vụ đặt ra
nhằm xây dựng và phát triển văn
hóa, con người, Báo cáo chính
trị tại Đại hội XII viết: “Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng và nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực văn hóa”. Vấn đề này thực ra
không mới. Trước kia, đã nhiều
lần chúng ta nói tới. Tuy vậy,
văn hóa là một lĩnh vực sản xuất
tinh thần, vô cùng phức tạp. Như
Lênin đã nói: trong lĩnh vực văn
hóa, văn học nghệ thuật, không
thể dùng cách quản lý hành
chính, lấy số đông thống trị số ít.
Trái lại phải bảo đảm một không
gian rộng lớn cho tự do sáng tạo,
cho óc tưởng tượng của các cá
nhân. Lênin cũng từng khẳng
định: nghệ thuật là thuộc về
nhân dân, phải được nhân dân
hiểu và yêu thích.
Ngay từ sau đổi mới, trong
Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị
về công tác văn hóa, nghệ thuật,
Đảng ta đã khẳng định: tự do
sáng tạo là lẽ sống còn của văn
hóa, văn nghệ. Đảng cũng đòi hỏi
phải có thái độ khách quan, chu
đáo đối với tác phẩm và các văn
nghệ sĩ. Đảng không cho phép
bất cứ cá nhân nào, nhân danh
cấp ủy, để định đoạt số phận một
tác phẩm văn học nghệ thuật. Để
có sự đánh giá khách quan các
tác phẩm, Đảng đòi hỏi thành
lập các Hội đồng nghệ thuật làm
tham mưu cho cấp ủy. Rõ ràng
những tư tưởng đó của Đảng đã
khẳng định lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ là một lĩnh vực hoạt
động đặc biệt của xã hội, đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo và quản lý
thích hợp.
Có một loạt các vấn đề có
thể được đặt ra nhằm giải quyết
vấn đề “tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng và nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực văn hóa” mà Báo
cáo chính trị tại Đại hội XII của
Đảng đã đề ra.
Vấn đề đầu tiên cần khẳng
định là: chính quần chúng nhân
dân mới là lực lượng chủ yếu
sáng tạo ra văn hóa. Đảng ta
cũng thường xuyên khẳng định:
xây dựng và phát triển văn hóa
là sự nghiệp của toàn dân. Vậy
làm gì để nhân dân trực tiếp
tham gia vào việc sáng tạo ra
các giá trị văn hóa trong thời đại
hiện nay.
|
Có phải hàng ngàn năm xưa,
trong khổ đau, trong áp bức,
nhân dân ta vẫn liên tục sáng
tạo ra các giá trị văn hóa lớn
không? Các giá trị đó không
những đã góp phần tạo nên
sức mạnh cố kết bền vững của
dân tộc, mà còn tạo nên những
chất liệu cần thiết để hình
thành những công trình văn
hóa lưu danh muôn đời. Nhân
dân Trung Quốc từ xa xưa vẫn
tự hào về Vạn lý trường thành,
một công trình văn hóa có một
không hai trên thế giới. Nhưng
để xây dựng bức vạn lý trường
thành bằng đá đó, họ phải đánh
đổi bằng xương máu của hàng
chục triệu sinh linh. Việt Nam
ta không có bức trường thành
bằng đá, nhưng chúng ta có một
“bức trường thành” nằm trong
lòng dân - đó là chủ nghĩa yêu
nước truyền thống từ thời Hùng
Vương đến thời đại Hồ Chí Minh.
Nhờ bức “vạn lý trường thành”
đó, dân tộc chúng ta luôn chiến
thắng mọi kẻ thù hung bạo từ xa
tới. Chủ nghĩa yêu nước truyền
thống đó được nhân dân thể
hiện không chỉ trong cuộc sống
thường ngày, trong sinh hoạt, lao động và chiến đấu, mà còn
được kết tinh trong những tác
phẩm văn học dân gian: thần
thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ,
dân ca, trong các lễ hội, trong
phong tục tập quán. Đó là nguồn
sức mạnh tinh thần vô giá nuôi
dưỡng tâm hồn khí phách của
dân tộc. Văn hóa, văn học nghệ
thuật của dân tộc cũng được
hình thành từ đó. Nếu không
có truyền thống nồng nàn yêu
nước của dân tộc thì không thể
có bài thơ thần “Nam quốc sơn
hà Nam đế cư” mà tương truyền
là của Lý Thường Kiệt, không có
bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn
Trãi - một thiên cổ hùng văn của
dân tộc. “Truyện Kiều” bất hủ
của đại thi hào Nguyễn Du cũng
là kết tinh của chủ nghĩa nhân
văn, lòng vị tha của dân tộc, và
gần gũi hơn là các làn điệu dân
ca ví dặm của quê hương Nghệ
Tĩnh... Cố nhiên, sự đóng góp
của các danh nhân văn hóa đó
đối với sự phát triển của văn hóa
dân tộc là vô cùng to lớn. Các tác
phẩm của họ là những đỉnh cao
trên nền tảng vững chắc của các
giá trị văn hóa dân tộc.
Đến thời đại Hồ Chí Minh
cũng vậy. Từ sau Cách mạng
Tháng Tám 1945, Bác Hồ và
Đảng ta ngay từ đầu đã tổ chức
cuộc vận động tiêu diệt giặc dốt,
tổ chức các lớp bình dân học
vụ, bổ túc văn hóa và phát triển
sự nghiệp giáo dục quốc dân,
nhằm không ngừng nâng cao
dân trí. Năm 1947, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề xuất cuộc vận động
xây dựng đời sống mới, nhằm
loại bỏ những hủ tục, mê tín,
xây dựng cuộc sống cần, kiệm,
liêm, chính, đưa khoa học vào
đời sống... Năm 1948, Bác Hồ
khởi xướng phong trào thi đua
yêu nước, với khẩu hiệu “Thi
đua là yêu nước, yêu nước phải
thi đua”.
Thông qua các hoạt động đó,
quần chúng nhân dân có dịp
phát huy mọi năng lực tinh thần
để hình thành những giá trị mới
về văn hóa và con người. Từ đó
đã dần dần xuất hiện những
người tốt, việc tốt, mà sau này
được Nhà nước tôn vinh là anh
hùng, chiến sĩ thi đua trên mọi
lĩnh vực đời sống xã hội.
Chính trong bối cảnh đó,
các văn nghệ sĩ vốn rất gắn bó
với đời sống nhân dân, đã có
dịp tiếp nhận nguồn cảm hứng
trước những nghĩa cử đẹp đẽ
và mới mẻ của quần chúng, đã
sáng tạo ra các tác phẩm có sức
lay động lòng người. Nền văn
học nghệ thuật thời kỳ kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ,
cứu nước của nước ta đã “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên
phong của các nền văn học nghệ
thuật chống đế quốc trong thời
đại ngày nay” (đánh giá của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam khóa IV năm
1976). Thi sĩ Tố Hữu, lá cờ đầu
của nền thơ ca cách mạng nước
ta, đã từng khái quát rất chính
xác mối quan hệ mật thiết, sống
còn, giữa nhân dân, Đảng và
văn hóa văn nghệ: Nhân dân là
bể/Văn nghệ là thuyền/Thuyền
xô sóng dậy/Sóng đẩy thuyền
lên/Thuyền ra khơi xa/Gió căng
buồm lộng/Buồm là lao động/Gió
là Đảng ta.
Vai trò lãnh đạo của Đảng ở
đây là phải giúp cho mọi người,
từ người dân bình thường, đến
những người hoạt động trên
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
khẳng định được cái chân giá trị
của văn hóa nghệ thuật truyền
thống, phân biệt được cái gì còn
có giá trị lâu dài, cái gì đã tỏ ra
lạc hậu, lỗi thời, đồng thời bổ
sung những nhân tố mới mang
tính thời đại.
Đảng không thể làm thay cho
dân tộc trong việc sáng tạo các
giá trị văn hóa.
Hãy luôn luôn ghi
nhớ lời dạy của Lênin về phương
diện này, khi Người phê phán
nhóm “Văn hóa vô sản Nga” có ý
định xóa bỏ mọi thành tựu văn
hóa nghệ thuật thời trước cách
mạng, coi tất cả những thành
tựu đó là thành tựu của chế độ
phong kiến, quân chủ. Họ tuyên
bố văn hóa vô sản hiện nay cần
được xây dựng chỉ với những
bàn tay và khối óc của những
người vô sản. Lênin coi đó là sự
ngu ngốc. Văn hóa vô sản không
phải tự trên trời rơi xuống.
Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng nêu một tấm gương
tuyệt vời về phương diện này.
Năm 1947, Bác viết cuốn “Đời
sống mới”, trong đó chủ yếu sử
dụng các vật liệu, các giá trị đã
có sẵn của dân tộc, bởi vì Người
hiểu rõ văn hóa dân tộc ta là
dòng chảy liên tục của lịch sử
từ thời Hùng Vương dựng nước
đến nay. Tư tưởng của Người là,
không phải bỏ hết cái cũ, không
phải cái gì cũng làm mới. Cái gì
cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ
mà không xấu thì phải sửa lại
cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì
phải phát triển thêm. Cái gì mới
mà hay thì phải làm. Viết về xây
dựng đời sống mới, nhưng Bác sử
dụng các khái niệm cũ, các giá
trị cũ: cần, kiệm, liêm, chính và
nhấn mạnh Bác viết: “Nêu cao
và thực hành cần, kiệm, liêm,
chính, tức là nhen lửa cho đời
sống mới”. Có người không hiểu,
thưa với Bác xin thay mấy từ cần,
kiệm, liêm, chính vì những từ đó
quá cũ rồi. Nghe thế, Bác hỏi lại
“Thế cơm ăn nước uống xưa nay
ta vẫn dùng, sao không thấy cũ”.
Nêu ra những bài học đó để
thấy rằng trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa, con
người hiện nay, công việc đầu
tiên là phải biết làm chủ những
giá trị văn hóa và con người mà
cha ông ta đã tạo nên và đã được
lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Phải chăng cũng
với mục đích đó, năm 1942, lúc
mới về nước để trực tiếp lãnh
đạo cách mạng nước ta, tại căn
cứ Cao Bằng, Bác Hồ đã viết cuốn
“Lịch sử nước ta”, với 4 câu thơ
mở đầu thật có ý nghĩa: Dân ta
phải biết sử ta/Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam/Kể năm hơn
bốn ngàn năm/Tổ tiên rực rỡ, anh
em thuận hòa...
Các giá trị văn hóa nghệ
thuật từ xưa tới nay đều
phải bắt nguồn từ đời
sống quần chúng, hấp
thu những tinh hoa do
quần chúng sáng tạo
ra và phải được quần
chúng hiểu và yêu thích.
|
Kinh nghiệm chỉ ra rằng,
trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hóa, con người
nói chung và chống tham nhũng,
lãng phí, chống suy thoái đạo
đức,v.v.. nói riêng, chúng ta có
thể rút ra bao nhiêu bài học bổ
ích mà cha ông đã truyền lại.
Những tấm gương sáng về nhân
cách, tâm hồn của các trí thức
lớn, của các quan đại thần, của
các vị vua anh minh như: Chu
Văn An, Nguyễn Trãi, Tô Hiến
Thành, Lê Thánh Tông, Trần
Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, v.v..
vẫn còn đó. Những kinh nghiệm
tuyển chọn người tài ra giúp
nước, những biện pháp ngăn
ngừa và xử lý những vụ tham
nhũng trong bộ máy quan lại
ngày xưa... cũng để lại cho ta
nhiều bài học quý.
Gần với chúng ta hơn, những
thành tựu về văn hóa trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, do Bác Hồ và Đảng ta
lãnh đạo, chắc còn để lại những
ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn
đa số người Việt Nam hôm nay.
Không phải lúc đó không có
những hiện tượng tiêu cực như
quan liêu, tham nhũng, v.v..
nhưng trước thái độ nghiêm
khắc của Bác, của Đảng, và trước khí thế cách mạng của quần
chúng, các hiện tượng đó không
có đất để tồn tại. Sự nghiêm minh
của pháp luật và sức mạnh to lớn
của dư luận xã hội là những gọng
kìm bủa vây và tiêu diệt những
tham vọng xấu xa của một số
người có chức, có quyền. Đó là
những bài học lớn mà cha ông
đã để lại cho chúng ta. Câu hỏi
được đặt ra: tại sao cách chúng
ta hàng sáu, bảy trăm năm, một
người quyền cao chức trọng như
Thái sư Trần Thủ Độ lại có thể
dễ dàng từ chối lời thỉnh cầu
của vợ ban chức xã trưởng cho
một người bà con thân thích.
Tại sao quan Thái úy Tô Hiến
Thành - người được nhà vua ủy
quyền trông coi việc nước lại có
thể từ chối sự mua chuộc bằng
rất nhiều vàng bạc của thái hậu,
kiên quyết không đề cử người
con trai mà thái hậu yêu quý,
lên ngôi, chỉ vì người đó tài hèn
đức kém. Tại sao quan đại thần
Chu Văn An sẵn sàng treo ấn từ
quan để về dạy học, sau khi dâng
sớ chém bảy tên nịnh thần mà
không được vua chấp nhận...
Hãy tạo ra một môi trường
thật thuận lợi, thật rộng lớn, từ
trong gia đình ra ngoài xã hội,
từ các cơ quan của Đảng và Nhà
nước, các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp, các xí nghiệp,
trường học… để mỗi người, đặc
biệt những người có trọng trách
trong xã hội có dịp suy ngẫm
kỹ về những bài học mà cha
ông để lại. Điều đó chắc chắn sẽ
giúp chúng ta có thêm bản lĩnh,
dũng khí để hoàn thành tốt một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
hiện nay: chống quan liêu, tham
nhũng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” mà Đại hội XII của
Đảng đã đề ra.
GS.TS. Trần Văn Bính
_________________________________
Bài đăng TCTG số 5/2019