Thứ Hai, 25/11/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 23/10/2017 11:19'(GMT+7)

Những người thầy "truyền lửa" cho phong trào đổi mới

 Vừa qua, Bộ Giáo dục dục và Đào tạo đã tuyên dương gương người tốt, việc tốt, có đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017, trong số này có nhiều thầy cô từng ngày từng giờ "truyền lửa" cho phong trào đổi mới, sáng tạo từ những việc làm cụ thể, thiết thực, thổi làn gió mới vào từng ngôi trường, từng bài giảng. 

*Cô giáo với sáng kiến dạy Địa lý bằng tiếng Anh 

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga, giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương được nhiều thầy cô biết đến với sáng kiến “bước đầu thực hiện dạy Địa lý bằng tiếng Anh”. Sáng kiến này được cô triển khai từ năm học 2013-2014 cho đến nay, bước đầu mang lại kết quả tốt, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập, là bước đột phá trong việc thực hiện mục tiêu đề án ngoại ngữ tại trường chuyên. 

Cô Thúy Nga chia sẻ: Từ thời học trung học cơ sở, cô đã học chuyên ngoại ngữ, khi lớn lên, vì muốn thực hiện ước mơ trở thành giáo viên còn dang dở của bố, cô vào học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau này trở thành giáo viên Địa lý. Là giáo viên chuyên Địa lý, cô Nga nhận thấy rằng, có nhiều nội dung kiến thức của môn Địa lý như môi trường, tài nguyên, kinh tế, dân số cũng được giảng dạy trong môn Tiếng Anh. Từ đó, cô nảy ra ý định thử chọn một số nội dung và soạn bài giảng Địa lý bằng tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, để có một tiết học Địa lý bằng tiếng Anh mang lại sự hào hứng cho học sinh, những bài giảng phải được chuẩn bị rất công phu. Trong quá trình soạn bài, cô Nga cũng gặp không ít khó khăn và phải đầu tư nhiều công sức vì diễn đạt các vấn đề chuyên môn bằng tiếng mẹ đẻ đã khó huống chi là tiếng nước ngoài. 

Những bài giảng của cô Nga đã được cô giảng dạy thử nghiệm tại nhiều khối lớp, cả lớp chuyên ngoại ngữ và không chuyên. Sau một thời gian giảng dạy, cô nhận thấy, việc giảng dạy Địa lý bằng tiếng Anh phù hợp và mang lại hiệu quả nhất đối với các lớp chuyên Tiếng Anh. Những bài giảng của cô được học sinh đón nhận tích cực khi nó đem lại không khí hoàn toàn mới mẻ cho môn học. Đồng thời, học sinh không đơn thuần coi tiếng Anh là một môn học nữa mà là ngôn ngữ thứ hai để tiếp cận kiến thức ở các môn học khác. 
Tinh thần mạnh dạn trong đổi mới của cô Nguyễn Thị Thúy Nga đã được ghi nhận khi cô có hai bài giảng được giải sáng kiến cấp tỉnh là “Thực hành địa lý công nghiệp” lớp 12 và “Kinh tế Đông Nam Á” lớp 11. 

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga cho rằng, người thầy giỏi là người dẫn dắt học sinh đi tìm kiến thức chứ không phải cho học sinh kiến thức. Do vậy, bằng tình yêu và trách nhiệm với nghề, giáo viên cần không ngừng sáng tạo để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt nhất. 

*Đánh thức niềm đam mê học Sử 

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, thầy Lê Hữu Phúc, giáo viên Trường Trung học phổ thông Cao Lãnh 1, Đồng Tháp luôn tìm tòi, đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử - một môn học mà nhiều học sinh cho rằng đơn điệu, kém hấp dẫn.  

Từ năm 2010 đến nay, thầy Lê Hữu Phúc đã có 5 sáng kiến nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử được ngành Giáo dục tỉnh xếp loại A. Những sáng kiến của thầy góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh; nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh trong giờ dạy theo tinh thần tinh giản kiến thức. 

Nói về thành tích của mình, thầy Phúc không kể điều gì to tát. Nhưng thầy nhiều lần nhắc lại câu chuyện có những học sinh từ đầu định hướng chọn các môn khoa học tự nhiên để thi đại học, nhưng sau khi học thầy, các em lại tìm thấy tình yêu với môn Lịch sử và chuyển sang chọn thi các môn xã hội. Niềm vui của thầy là khơi gợi được tình yêu, sự đam mê của học trò đối với môn học của mình. 

Thầy Phúc chia sẻ: Các thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và truyền cảm hứng cho học sinh tiếp cận tri thức. Do vậy, người thầy luôn phải tìm tòi, đào sâu, đổi mới từng ngày. Thầy Phúc không có giáo án chung cho tất cả các lớp. Với mỗi lớp, tùy theo trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh, thầy lại có cách thức giảng dạy khác nhau để giúp các em dễ dàng tiếp cận nội dung bài học. 

*Hiệu quả từ mô hình trường bán trú vùng cao 

Công tác tại một trong 60 huyện nghèo nhất cả nước, cô Nông Thị Loan, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả mô hình trường bán trú và việc quy hoạch mạng lưới trường lớp tiểu học tại huyện Bảo Lạc, giúp huyện này trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng. 

Cô Nông Thị Loan cho biết: Năm học 2012-2013, huyện Bảo Lạc có 53 trường trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý; riêng tiểu học còn 133 điểm trường lẻ, 156 lớp ghép (trong đó có 1 lớp ghép 3 trình độ), có điểm trường chỉ 3-4 học sinh/lớp. Theo quy định, mỗi lớp tiểu học có 35 học sinh/giáo viên, nhưng ở các điểm trường lẻ, mỗi giáo viên chỉ dạy từ 5 - 9 học sinh. Từ đó, lãng phí biên chế do phải tăng thêm đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học ở các điểm trường lẻ, chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp. Khi dạy ở các điểm trường lẻ, giáo viên không có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm; học sinh không được tham gia các hoạt động, trò chơi tập thể, chất lượng dạy học không cao... 

Kết thúc năm học 2012 - 2013, sau gần 2 năm giữ trọng trách là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, cô Nông Thị Loan luôn băn khoăn, trăn trở và quyết tâm tìm ra cách giải quyết. Trong dịp trao đổi kế hoạch phát triển trường lớp năm học 2013-2014, cô Loan đã quyết định chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện chuyển học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở các điểm trường lẻ, có số học sinh ít về trường xã, điểm trường trung tâm để học bán trú. Kế hoạch này bước đầu chỉ triển khai được đối với 6 trường tiểu học, do một số hiệu trưởng chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quy hoạch dồn cụm bán trú, chưa thực sự quyết tâm thực hiện và một số trường cơ sở vật chất chưa đáp ứng tổ chức bán trú và học 2 buổi trên ngày. 

Kết quả sau một năm quyết tâm thực hiện, năm học 2013-2014 đã giảm được 3 điểm trường lẻ, giảm được 7 lớp ghép, dư 9 biên chế giáo viên ở các điểm lẻ. Số biên chế dư này được bố trí cho các trường, điểm trường còn thiếu giáo viên. Đây là động lực để cô Nông Thị Loan tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn. 

Đến nay, sau 5 năm tích cực thực hiện các giải pháp dồn, ghép lớp để tổ chức các điểm trường bán trú tiểu học (từ năm 2013 đến năm 2017), huyện Bảo Lạc đã giảm được 50 điểm trường lẻ, giảm 72 lớp ghép, dư 140 biên chế giáo viên tiểu học. Sau khi thực hiện quy hoạch, đội ngũ giáo viên và số lượng học sinh ở các điểm trường đông hơn, phong trào thi đua dạy và học có khí thế hơn so với các điểm trường lẻ, có điều kiện tốt và tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với học sinh, các em được hưởng chế độ ăn bán trú tại trường, được ăn uống và nghỉ trưa điều độ, đảm bảo tốt cho sức khoẻ nên chất lượng học tập buổi chiều tốt hơn; học sinh đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt cao hơn. Từ đó, chất lượng giáo dục tiểu học tăng lên, tỉ lệ học sinh tham gia thi đạt giải các cấp ngày càng tăng, nhiều trường từ khi tổ chức bán trú và tăng cường dạy học 2 buổi/ngày bắt đầu có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. 

Cô Nông Thị Loan cũng chia sẻ: Trong quá trình thực hiện dồn ghép lớp tiểu học phải hết sức lưu ý khoảng cách từ nhà đến trường của học sinh, đảm bảo để các em buổi sáng kịp giờ vào lớp và khi tan học sẽ về đến nhà trước khi trời tối; không nên dồn ghép tất cả các điểm trường lẻ về trường xã vì điều kiện cơ sở vật chất không thể đáp ứng… 

Có thể thấy, sáng tạo, đổi mới từng ngày là yêu cầu đầy thách thức đối với mỗi người thầy. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định: Sự nỗ lực, cống hiến âm thầm của các thầy cô giáo chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nước ta theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 29, đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận gần hơn với những nền giáo dục tiên tiến trên thế gi

TTX

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất