(TG) - Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển dọc đất nước, cùng với nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng và năng lượng gió dồi dào, lượng ánh sáng mặt trời được phân bổ nhiều nhất trong năm ở khắp các vùng miền trong cả nước và nguồn nguyên liệu sinh khối từ phát triển nông - lâm nghiệp đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho phát triển năng lượng tái tạo (NLTT).
1. Thực trạng thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Năng lượng tái tạo ở Việt
Nam ngoài thủy điện
nhỏ, các loại hình năng
lượng khác mới ở mức tiếp cận,
tìm hiểu và bước đầu phát triển
công nghệ khai thác phụ, nhu
cầu điện và nhiệt, thiết bị công
nghệ đã lắp đặt hầu hết nhập từ
nước ngoài. Trên thực tế, rải rác ở
một số tỉnh, thành đã triển khai
các hệ thống pin mặt trời quy
mô gia đình, quy mô cộng đồng.
Các dự án quy mô nhỏ, rủi ro cao,
suất đầu tư cao, giá điện khoảng
8.000-10.000 đồng/kWh; hầu hết
được thực hiện bằng nguồn vốn
tài trợ từ Thụy Điển, Nhật, Tây
Ban Nha, Mỹ... Các thiết bị đun
nước nóng bằng năng lượng mặt
trời dần dần được sử dụng khá
rộng rãi, hiện tại có nhiều nhà
sản xuất và phân phối trên cả ba
miền Bắc-Trung-Nam
Hiện nay có nhiều nhà đầu
tư nước ngoài và các công ty Việt
nam đang xây dựng các dự án về
trang trại gió ở Việt Nam với công
suất từ 6 MW đến 150 MW. Dự án
có tốc độ triển khai nhanh nhất là
dự án của Công ty cổ phần năng
lượng tái tạo Việt Nam (REVN),
với 5 turbine gió có công suất 1,5
MW do Công ty Fuhrlander của
Đức sản xuất đã được lắp thành
công tại tỉnh Bình Thuận vào
cuối tháng 7 năm 2009. Đến nay,
có 3 dự án điện gió đã đi vào hoạt
động: Công Lý-Bạc Liêu có công
suất 99,2 MW; Phú Lạc 1 có công
suất 24 MW và REVN có công
suất 30 MW.
Một số nhà máy điện gió khác
đã bắt đầu khởi công và sẽ đi vào
hoạt động là Nhà máy điện gió
Đầm Nại ở Ninh Thuận có công
suất 40 MW, Nhà máy điện gió
Mũi Dinh ở Ninh Thuận có công
suất 37,6 MW, Nhà máy điện gió
Bình Đại ở Gia Lai có công suất
30 MW.
Trong quá trình phát triển
NLTT hiện nay, có một số khó
khăn. Cụ thể là:
Về cơ chế chính sách và tổ
chức thực hiện: Dù có tiềm năng
lớn về nguồn NLTT nhưng cho
đến nay số các dự án thực hiện
còn rất ít, tỷ trọng điện tái tạo
trong tổng lượng điện sản xuất là
không đáng kể. Có nguyên nhân
do rào cản pháp lý như hệ thống
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật đáp ứng các yêu cầu thực
tế trong quá trình thiết kế, đầu
tư xây dựng và quản lý khai thác
vận hành các công trình NLTT, nhất là các công trình điện gió,
điện mặt trời còn thiếu. Trong
khi đó, các chính sách hiện nay
không quy định phải trả các chi
phí môi trường và xã hội đối
với công nghệ cung cấp điện từ
nguồn nhiên liệu hóa thạch, do
đó, điện sản xuất từ NLTT thường
phải đối mặt với sự bất lợi, cạnh
tranh không lành mạnh.
Về cơ sở dữ liệu, thông tin: Do
tính đặc thù của NLTT là phân
tán, phụ thuộc mùa vụ, thời tiết
nên nguồn số liệu không sẵn có.
Hiện nay, chưa có cơ quan nào
được giao thu thập, cập nhật
và thông kê như đã làm với các
dạng năng lượng thương mại.
Việc đánh giá thấu đáo tiềm
năng NLTT có sự dao động lớn
là do thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy.
Cụ thể, đối với năng lượng sinh
khối, những điều tra về một số
nguồn đã được thực hiện, nhiều
vị trí tiềm năng cho các dự án
điện sinh khối đã được xác định,
tuy nhiên, số liệu về các địa điểm
này không đủ và thiếu tin cậy
cho việc thực hiện các nghiên
cứu khả thi chi tiết. Cần điều tra
chính xác về giá sinh khối, sự
thay đổi dài hạn của chúng và các
đặc tính của sinh khối, đặc biệt
là trấu. Đối với năng lượng gió và
mặt trời, thiếu số liệu cần thiết và
tin cậy về tốc độ gió cho nghiên
cứu phát triển nguồn điện gió ở
các khu vực khác nhau của đất
nước. Các dự án điện gió nối lưới
cho đến nay chưa được lắp đặt.
Các điều tra, khảo sát về thời gian
nắng trong năm theo cùng địa
lý với mục đích phát triển năng
lượng mặt trời còn chưa đầy đủ.
Các rào cản về thông tin đối
với các công nghệ NLTT như
điện thuỷ triều và điện sóng còn
thiếu. Mặc dù các công nghệ này
hiện nay đã gần đến mức thương
mại hóa nhưng chưa có sự hỗ
trợ đáng kể cho việc điều tra các
nguồn này và tìm kiếm các địa
điểm để khai thác.
Về trình độ áp dụng công nghệ:
Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu
các doanh nghiệp thương mại
cung cấp các thiết bị NLTT và
dịch vụ điện liên quan đến năng
lượng tái tạo. Do vậy, các công
nghệ NLTT phần lớn chưa chế
tạo được trong nước mà phải
nhập khẩu. Các dịch vụ sau lắp
đặt chưa có, đặc biệt là ở vùng
nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
Đối với các nhà máy thủy điện
nhỏ hòa điện lưới (công suất > 1MW),
đây là gam công suất có công
nghệ đã phát triển. Tuy nhiên,
vấn đề chính tồn tại hiện nay chủ
yếu là trong các dự án không hòa
lưới, nhiều khi khó phân biệt đâu
là rào cản kỹ thuật đâu là rào cản
thể chế. Sự thiếu đào tạo chuẩn
trong vận hành, cũng như các tài
liệu hướng dẫn (như làm thế nào
để tránh được sự tích tụ chất bồi
lắng, lựa chọn thiết bị, loại hình
công nghệ thích hợp…) đã dẫn
đến việc khai thác kém hiệu quả
các công trình ngoài lưới.
Công nghệ điện gió đang
trải qua những thay đổi nhanh
chóng, đặc biệt về công suất (10
năm trước công suất tiêu chuẩn
là 250 kW thì ngày nay phổ biến
là từ 1 đến 2 MW), ngoài ra còn
phải kể đến những tiến bộ trong
khoa học vật liệu. Đối với Việt
Nam, cho đến nay chưa có công
nghệ hoàn chỉnh nào được thử
nghiệm ở các điều kiện khí hậu
đặc trưng (như bão, độ ẩm cao,
các thông số khí quyển…). Ngoài
ra, còn thiếu kinh nghiệm về
lựa chọn thiết bị đồng bộ, kỹ
năng khai thác, vận hành và
bảo dưỡng, kể cả điện gió quy
mô nhỏ cho khu vực ngoài lưới
(chẳng hạn như ở các huyện đảo
nơi mà có thể áp dụng hệ thống
lai ghép gió - diesel có chi phí
thấp hơn so với chỉ sử dụng
diesel).
Đối với các dự án điện nối lưới,
mặc dù các công nghệ điện sinh
khối được kiểm chứng và có hiệu
suất cao đã được áp dụng trên
thế giới, nhưng chưa được biết
đến nhiều ở Việt Nam (như điện
trấu, các công nghệ khí hoá, thu
hồi khí mê tan tại các bãi rác, đốt
rác thải sinh hoạt...). Hiện nay,
không có các công ty trong nước
cung cấp các công nghệ điện sinh
khối. Hầu hết các công nghệ đều
phải nhập khẩu. Các dịch vụ tư
vấn và kỹ thuật đối với các công
nghệ điện sinh khối còn hạn chế,
đặc biệt là dịch vụ bảo dưỡng và
sửa chữa sau khi lắp đặt.
Đối với các công nghệ khác,
cũng còn nhiều rào cản đang nổi lên trong thời gian gần đây, như
khí sinh học, pin mặt trời, năng
lượng thuỷ triều và sóng. Việc
cải thiện hiệu suất của pin mặt
trời và phát triển các vật liệu mới
cần những nỗ lực nghiên cứu và
ứng dụng mạnh mẽ của toàn cầu.
Nhưng không giống như trường
hợp ứng dụng năng lượng sinh
khối vì việc ứng dụng công
nghệ này không phụ thuộc vào
phương thức sử dụng cũng như
loại sinh khối, do vậy, rất khó
chứng minh rằng đây là những
lĩnh vực ưu tiên để cấp vốn cho
nghiên cứu cơ bản hoặc chế tạo
tại Việt Nam hay không. Mặc dù
vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn
và quy phạm riêng cho việc ứng
dụng pin mặt trời, đun nước
nóng bằng năng lượng mặt trời
là cần thiết.
Về đầu tư và giá thành: Chính
phủ đã ban hành cơ chế mua
điện trực tiếp từ các nhà máy
NLTT. Đối với năng lượng gió, cơ
chế được ban hành từ năm 2011
với giá 7,8cent/kWh; đối với điện
mặt trời theo cơ chế mới ban
hành tháng 4-2017 giá 9,35cent/
kWh, đây là mức giá đảm bảo đủ
lợi nhuận để các nhà sản xuất có
thể đầu tư lâu dài vào lĩnh vực
NLTT. Tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế lớn cần quan tâm. Như
vấn đề thời hạn vay, vấn đề thúc
đẩy quá trình tham gia xã hội hóa
đối với NLTT.
2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Đặc thù của NLTT là sự phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện
tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí
địa lý…), công nghệ và giá thành
sản xuất. Do đó, để thúc đẩy
phát triển NLTT, Nhà nước cần
có thêm các chính sách hỗ trợ
như cơ chế hạn ngạch, cơ chế
giá ổn định, cơ chế đấu thầu và
cơ chế cấp chứng chỉ. Với mục
tiêu chung là phát triển nguồn
NLTT cho sản xuất điện, tăng tỷ
lệ điện năng sản xuất từ nguồn
NLTT đạt khoảng 7% năm 2020,
trên 10% năm 2030, chúng ta
cần thực hiện đồng bộ một số
giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên
truyền và phổ biến kiến thức
đến mọi người dân về tầm quan
trọng, hiệu quả kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường của việc phát
triển và sử dụng NLTT trong quá
trình phát triển bền vững, từ đó
có những hành động thiết thực
đóng góp cho việc phát triển và
sử dụng nguồn NLTT. Ban Tuyên
giáo Trung ương chủ trì phối hợp
với các cơ quan chức năng chỉ
đạo tuyên truyền.
Hai là, trước mắt cần xây dựng
Luật NLTT. Chúng ta đã có Luật
Điện lực, Luật Sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng, do đó
cần xây dựng Luật NLTT. Từ kinh
nghiệm thành công của nước
ngoài cho thấy, xây dựng Luật
NLTT sẽ là giải pháp có tính then
chốt, tiên quyết cho việc phát
triển NLTT.
Ba là, Chính phủ xây dựng và
ban hành Chiến lược và Chính
sách NLTT quốc gia, tạo cơ sở và
các điều kiện pháp lý để thống
nhất chỉ đạo cũng như tạo ra sự
phối hợp có trách nhiệm giữa
Trung ương và địa phương, giữa
các bộ, ban, ngành về phát triển
NLTT.
Bốn là, thành lập Quỹ phát
triển năng lượng bền vững sử
dụng nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước, nguồn thu từ phí môi
trường đối với nhiên liệu hóa
thạch, các nguồn tài trợ, đóng
góp của các tổ chức, cá nhân
trong, ngoài nước và các nguồn
vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ
tài chính cho hoạt động khuyến
khích phát triển NLTT trên phạm
vi toàn quốc.
Năm là, khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia thị
trường NLTT. Nhà nước có các
chính sách hỗ trợ như cơ chế
hạn ngạch, cơ chế giá ổn định, cơ
chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng
chỉ cho những doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại
thiết bị như bình đun nước nóng,
thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm
bioga khí sinh học…
Sáu là, xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu triển khai ưu tiên về
NLTT và xem như là các nhiệm
vụ khoa học công nghệ trọng
điểm. Từ đó cần có sự đầu tư
đúng mức để giải quyết ngay các
vấn đề có tính quan trọng đối với
phát triển NLTT (ví dụ như điều
tra, đánh giá tiềm năng; lựa chọn
công nghệ phù hợp; đề xuất các
cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cụ
thể…). Xây dựng một số cơ sở đào
tạo và nghiên cứu khoa học công
nghệ chuyên sâu về NLTT.
Bảy là, đẩy mạnh hợp tác
quốc tế để trao đổi kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ, tranh
thủ các nguồn tài trợ nhằm đẩy
nhanh quá trình phát triển NLTT
ở Việt Nam.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước
đang đề ra mục tiêu sớm đưa
nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Do
vậy, nếu thực hiện thành công
phát triển NLTT tại Việt Nam
cũng là góp phần quan trọng vào
việc thực hiện thành công mục
tiêu này./.
TS. Võ Thành Phong