Thứ Tư, 2/10/2024
Xã hội
Thứ Sáu, 28/11/2014 11:41'(GMT+7)

Phát huy vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trình diễn thâm canh giống lúa TBR45

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trình diễn thâm canh giống lúa TBR45



Thực hiện chủ trương “đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”, những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình học tập, trong đó có nhiệm vụ thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, một cơ sở giáo dục thường xuyên được tổ chức tại xã, phường, thị trấn.

Ngay sau chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nhân rộng mô hình trung tâm học tập cộng đồng tại các địa bàn xã, phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trong cộng đồng dân cư, năm 2003, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng và triển khai “Đề án thành lập trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn”. Từ đó đến nay, đi đôi với việc tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào xã hội học tập để mọi người dân, cơ quan, đơn vị nhận thức rõ, đồng tình, ủng hộ và có trách nhiệm tham gia, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thành lập và duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng, có trụ sở đặt tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Để tạo thuận lợi cho các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động, khi thành lập, mỗi trung tâm được hỗ trợ kinh phí ban đầu là 20 triệu đồng, hàng năm được hỗ trợ kinh phí hoạt động 12 triệu đồng. Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước, hàng năm các trung tâm học tập cộng đồng đã huy động thêm nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến nông, khuyến công, các dự án, đề tài, cơ sở kinh doanh, sản xuất... để phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Trong quá trình hoạt động, tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, song, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và tầng lớp nhân dân sở tại, các trung tâm học tập cộng đồng đã phát huy tốt vai trò “nhà trường nhân dân”, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương…

Để thực hiện có hiệu quả công tác, hằng năm, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, vào nhu cầu học tập thực tế của người dân, ban giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể theo từng tháng, quý. Đồng thời, đã chủ động, tích cực
đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Thời gian qua, các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Yên Mỹ tổ chức được 612 chuyên đề, thu hút gần 28.000 lượt người tham gia; trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Kim Động tổ chức được 495 lớp học, hội nghị với tổng số 27.000 lượt người tham gia; trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Ân Thi tổ chức được 364 lớp học học cho trên 42.000 lượt người; trung tâm học tập cộng đồng ở thành phố Hưng Yên đã tổ chức 430 lớp cho trên 42.139 lượt người…

Ngoài trọng tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của tỉnh, của địa phương, các trung tâm học tập cộng đồng còn tập trung vào
bồi dưỡng, phổ biến những kiến thức, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và cuộc sống phù hợp với nhu cầu “cần gì học nấy” của nhân dân trong từng xã, phường, thị trấn. Nổi bật trong thời gian qua là các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng giống dâu mới để nhân dân xã Quảng Châu phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm; giới thiệu phương pháp, kỹ thuật chiết, ghép giống nhãn mới cho năng suất cao tại xã Hồng Nam và một số hộ nông dân có trang trại tại phường Lam Sơn, xã Quảng Châu; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa các loại, trồng và chăm sóc rau an toàn tại xã Trung Nghĩa; kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, nuôi trồng thủy sản cho hộ nông dân các xã thuộc huyện Ân Thi; đào tạo một số ngành nghề thủ công cho nhân dân các xã ở Phù Cừ…. Đây thực sự là những nội dung học tập thiết thực, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân.

Tuy nhiên, hoạt động của mô hình trung tâm học tập cộng đồng còn tồn tại một số hạn chế.
Cấp ủy đảng, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức cho công tác này. Một số trung tâm học tâm học tập cộng đồng chưa được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động theo định mức còn thấp. Sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương còn thiếu chặt chẽ. Một số nội dung học tập chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, hình thức học tập chưa đa dạng nên chưa thu hút đông đảo nhân dân tham gia học tập thường xuyên.

Để các
trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, trở thành nơi sinh hoạt hữu ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 10/6/2013 về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 9/10/2014 về việc triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho ban giám đốc, giáo viên; xác định nội dung học tập thiết thực, tiếp tục đổi mới hình thích tổ chức học tập, phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân…

Hữu Chất 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất