Thứ Tư, 2/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 21/12/2011 12:26'(GMT+7)

Phát triển cây công nghiệp để xoá đói, giảm nghèo ở Hà Giang

Cao Bồ có nhiều điều kiện để phát triển cây chè, cây thảo quả.

Cao Bồ có nhiều điều kiện để phát triển cây chè, cây thảo quả.

Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), Cao Bồ có diện tích tự nhiên lớn, bình quân mỗi hộ có trên 17 ha; lại nằm dọc bên sườn dải Tây Côn Lĩnh, với khí hậu mát mẻ, nguồn sinh thuỷ lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp như cây chè, cây thảo quả... Đảng bộ, HĐND xã Cao Bồ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng thu nhập góp phần tích cực thực hiện ch­ương trình xoá đói, giảm nghèo mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra. Tính đến cuối năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo còn 46%.

Xã có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 95%. Ng­ười dân nơi đây có truyền thống và kinh nghiệm trồng chè, những nương chè cổ thụ có hàng trăm năm tuổi, thân to ng­ười ôm không xuể. Phát huy lợi thế về tài nguyên đất, với diện tích trên 11.000 ha, khí hậu thời tiết mát mẻ, rừng nguyên sinh và rừng tái sinh còn khá phong phú, nguồn nư­ớc thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, những năm qua, Đảng bộ đã chú trọng lãnh đạo nhân dân phát triển trên 600 ha cây thảo quả. Đây là loại cây mọc d­ưới tán cây rừng, vừa không mất diện tích mà lại cho thu nhập cao. Ước tính trung bình mỗi ha năm thứ 3 cho thu hoạch 1 tấn quả tươi, với giá cả như­ hiện nay thu về 25-30 triệu đồng. Năm nay, toàn xã có trên 220 ha đang cho thu hoạch, với sản lượng 120 tấn, thu được trên 3 tỷ đồng. Tiêu biểu là gia đình ông Đặng Văn Minh có 6 ha, trong đó có 3 ha đang cho thu hoạch; năm 2011 này gia đình ông thu đ­ược 3 tấn quả, thu về gần 100 triệu đồng.

Cùng với cây thảo quả là cây chè Shan tuyết, ở độ cao trên 1000 m so với mặt n­ước biển, chè ở Cao Bồ sạch và có vị thơm đặc trư­ng. Toàn xã có trên 918 ha chè (trong đó có 5 ha của Viện nghiên cứu chè Trung ương), bình quân mỗi hộ có 1,5 ha; hiện có trên 757 ha đang cho thu hoạch; sản lượng thu đư­ợc trên 1.650 tấn búp tươi, với giá từ 5.000 đến 6.000 đ/kg búp tư­ơi, đã thu được trên 8 tỷ đồng. Tiêu biểu là gia đình ông Đặng Văn Tiến, ông Đặng Văn Tài có từ 2 ha trở lên.

Cùng với việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt các loại cây lương thực. Trên 90% diện lúa đ­ược trồng bằng giống mới năng suất cao, còn lại là lúa nếp địa phư­ơng; 246 ha cây lúa và gần 39 ha ngô; trong đó trên 30% diện tích thâm canh 2 vụ; ­ước tổng sản l­ượng trên 1.300 tấn; bình quân đầu ng­ười 480 kg/ng­ười/năm (cao hơn năm 2009 là 130kg) , bảo đảm an ninh về lương thực. Tổng đàn gia súc trong xã có trên 6.000 con. Nhiều hộ đã chú trọng phát triển chăn nuôi hàng hoá từ 5-10 con.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc trồng rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy rừng được triển khai tốt; không để xảy ra cháy rừng. Nhân dân đã và đang tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới như: làm mới 5km đường liên thôn; tu sửa 17 km đường giao thông đến trung tâm xã...Xã còn đầu tư xây dựng 1 nhà chợ và tập kết vật liệu xây dựng 2 trụ sở thôn Tát Khao và Khuổi Luông.

Công tác xoá đói, giảm nghèo được chú trọng quan tâm; động viên nhân dân giúp nhau ngày công để làm nhà và sản xuất. Tổ chức tốt thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tình làng, nghĩa xóm được thắt chặt. Tỷ lệ học sinh 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98%; trong năm không có gia đình nào sinh con thứ 3. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được thường xuyên tổ chức. Qua bình xét năm 2011 có 130 hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá. Hiện nay, xã có 693 hộ với 3.902 khẩu, trong đó có 7 hộ giàu, 71 hộ khá và 177 hộ trung bình. Toàn xã có 415/693 hộ có xe máy với tổng số 489 chiếc; 315 hộ có ti vi để xem; 459 hộ có điện thoại liên lạc; 237 hộ có máy xay xát phục vụ nhu cầu cuộc sống; 34 hộ có tủ lạnh... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã chuyển biến rõ rệt. Chỉ riêng năm 2011 có 21 hộ vươn lên thoát nghèo. Chỉ vài ba năm tới, với hướng phát triển kinh tế này, Cao Bồ sẽ có thêm nhiều hộ giàu.

Tuy nhiên, ở Cao Bồ, ngư­ời dân vẫn còn tập quán chăn nuôi truyền thống, hết mùa vụ làm đất, th­ường thả trâu vào rừng; chính vì vậy vụ rét đậm, rét hại đầu năm và dịch bệnh đã làm chết 427 con. Vừa qua, Đảng bộ và các ngành đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chủ động làm chuồng, trại cho gia súc và trồng thêm diện tích cỏ để dự trữ thức ăn cho trâu, bò vào vụ đông giá rét.

Đến với Cao Bồ vào đầu năm mới, trong không khí khẩn tr­ương, đồng sức, đồng lòng, thi đua lao động sản xuất, quyết tâm gieo trồng vụ đông theo chỉ đạo của huyện, đảm bảo cho một vụ mùa bội thu. Đó cũng chính là kết quả của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; nhất là việc triển khai học tập và làm theo tấm gư­ơng đạo đức Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định rằng, Cao Bồ thực sự đã chuyển mình, nhầt là việc chuyển đổi và phát huy đúng các cây trồng thế mạnh trên địa bàn xã, góp phần tích cực trong việc xoá đói, giảm đ­ược nghèo trong đời sống ngư­ời dân./.

Bài, ảnh: Vũ Đình Giáp

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất