Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực KTTT, HTX của nước ta có sự thay đổi nhanh chóng. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xác định, phát triển KTTT, HTX là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Đây cũng là nhu cầu, cơ hội và thách thức trên con đường phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã Việt Nam.
KTTT ở Việt Nam với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự phát triển của KTTT, HTX ở nước ta trong thời gian qua thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là, HTX tiếp tục phát triển mạnh, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Số
lượng HTX, liên hiệp hợp tác xã (LHHTX), tổ hợp tác (THT) tăng về số
lượng, đa dạng về loại hình và lĩnh vực hoạt động, ở các địa phương gắn
với cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Đến
cuối năm 2021, cả nước có 27.394 HTX (tăng 7,6% so với năm 2020); 108
LHHTX, chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long, hơn 50% LHHTX hoạt động hiệu quả và làm tốt vai trò đầu mối
kết nối các HTX thành viên với thị trường; 119.710 THT đa dạng về tên
gọi và hình thức hoạt động, thành lập để liên kết, tương trợ nhau sản
xuất, vay vốn, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm(1).
Các
HTX tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nhất là người thu nhập
thấp, bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất của các thành viên, góp phần
mở rộng phạm vi bao phủ an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khu vực KTTT, HTX tiếp tục thể hiện
vai trò trụ đỡ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết
việc làm, nhất là cho người yếu thế chưa qua đào tạo. Hợp tác xã, LHHTX,
THT tạo hơn 40.000 việc làm mới hằng năm, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần giảm nghèo bền vững, tích lũy khoảng 18.600 tỷ đồng lãi
để đầu tư, mở rộng sản xuất. Cả nước có hơn 7.000 xã đạt tiêu chí về tổ
chức sản xuất theo mô hình HTX, nhiều HTX phát triển sản phẩm OCOP gắn
với bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, có tổ chức đảng và đoàn
thể, góp phần ổn định chính trị - xã hội ở địa phương(2).
Tại
một số vùng, miền, số thành viên và người lao động tham gia HTX, THT,
LHHTX tăng so với năm 2020; HTX ở một số lĩnh vực tăng vốn điều lệ. Về
tổng số thành viên, khu vực KTTT, HTX thu hút hơn 7 triệu thành viên,
tăng 23.453 thành viên so với năm 2020; hiện có 2.506.739 triệu lao
động. Tính đến 31/12/2021, tổng vốn điều lệ của các HTX đạt gần 50 nghìn
tỷ đồng, bình quân mỗi HTX là 1,82 tỷ đồng, tăng 80 triệu đồng/HTX so
với năm 2020; tổng tài sản 184 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4 nghìn tỷ đồng
(3%) so với năm 2020, bình quân 6,7 tỷ đồng/HTX;... Vốn điều lệ tăng ở
các HTX giao thông vận tải, quỹ tín dụng nhân dân, HTX công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, vệ
sinh môi trường(3).
Số
lượng HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi
giá trị nông sản chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương và sản phẩm có
truy xuất nguồn gốc, có thương hiệu tăng; liên kết sản xuất giữa các HTX
với nhau, với THT và doanh nghiệp tăng lên. Đến cuối năm 2021,
cả nước có 4.667 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chiếm 17%
tổng số HTX; nhiều HTX đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong
quản trị, xúc tiến thương mại; các quỹ tín dụng nhân dân ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản trị. Có 2.618 HTX thực hiện liên kết chuỗi giá
trị trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian, hạ
giá thành, tăng 1,5 lần so với năm 2020.
Hai
là, các HTX bước đầu chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng tốt các ưu đãi
trong các FTA thế hệ mới, đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều HTX đã xuất khẩu
trực tiếp.
Các
HTX, LHHTX và THT tích cực tham gia xuất khẩu nông sản, sản phẩm OCOP
và một số mặt hàng công nghiệp chất lượng cao; nhiều HTX xây dựng được
thương hiệu sản phẩm tại thị trường quốc tế, sản lượng hàng hóa của các
HTX, LHHTX tăng cao, chất lượng hàng hóa ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu
cầu, điều kiện của các thị trường khác nhau, kể cả các thị trường khó
tính. Nhiều HTX đã tận dụng các ưu đãi trong các FTA thế hệ mới, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp (191 HTX có thương hiệu sản phẩm và xuất khẩu trực tiếp, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, xuất khẩu sang các thị trường lớn, như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu...).
Ba là, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tăng cường năng lực cạnh tranh của các HTX.
Hệ
thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ở
Trung ương và 63 Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng
trong nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các HTX, tăng
cường xúc tiến thương mại và đầu tư cho các HTX với các đối tác quốc
tế. Cụ thể: 1) Chủ trì vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới, tổ chức
lại, chuyển đổi hoạt động đối với hầu hết các HTX phù hợp với Luật Hợp
tác xã năm 2012, huy động các nguồn lực xây dựng mô hình HTX sản xuất
gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao; 2) Thực hiện hiệu quả
chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, tư
vấn pháp lý cho HTX thành viên, phối hợp với các cấp, các ngành giải
quyết kiến nghị, vướng mắc, khiếu nại; chủ trì kiểm tra, giám sát hoạt
động của HTX, phối hợp chặt chẽ và thực hiện tốt vai trò thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 3) Tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ công
và huy động nguồn lực hỗ trợ KTTT, HTX mở rộng, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động; bồi dưỡng và đào tạo nghề; cho vay; tư vấn vay vốn
từ các tổ chức tín dụng; 4) Mở rộng quan hệ hợp tác với 150 tổ chức quốc
tế; chủ trì, đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế lớn tại Việt
Nam; ký kết chương trình hợp tác, huy động các tổ chức quốc tế hỗ trợ
cho phát triển KTTT, HTX và hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Đặc
biệt, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tăng cường và mở rộng các hoạt
động xúc tiến thương mại và đầu tư vào khu vực HTX và nông nghiệp: Chủ
động tìm kiếm đối tác và thị trường, tích cực tham dự các hoạt động hợp
tác trong trao đổi thông tin thị trường, xúc tiến hợp tác thương mại,
đầu tư cho khu vực HTX Việt Nam với các Liên đoàn Hợp tác xã các nước;
tổ chức hội chợ tại các nước châu Âu, Trung Quốc và hội chợ quốc gia;
kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa cho HTX; chuyển giao ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất; xây dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao gắn
với chuỗi giá trị; tổ chức các đoàn HTX Việt Nam tham dự hội chợ triển
lãm tại Trung Quốc nhằm xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất, nhập khẩu
hàng hóa hai bên; tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại hợp tác xã.
Mặc
dù có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, KTTT, HTX vẫn tồn tại không ít hạn chế, khiếm khuyết và thách thức phát triển, như: số
lượng HTX tuy tăng, nhưng số lượng thành viên có xu hướng giảm;
sự gắn kết lợi ích giữa thành viên và HTX chưa cao, thiếu tính
bền vững; tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GDP chưa được như kỳ vọng; công
tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX còn nhiều bất cập;
sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, hội quần chúng trong phát triển KTTT, HTX còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả; niềm
tin của các thành viên với sự hoạt động và phát triển của HTX chưa cao; việc
thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012 đã và đang bộc lộ không ít vấn đề cần
tháo gỡ...
Bối cảnh mới đang tạo nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra không ít thách thức trên đường phát triển đối với khu vực KTTT, HTX. Để hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2030, cần tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp sau:
Một là,
thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp
tục đổi mới, phát triển KTTT, HTX ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống
pháp luật, tính tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành
viên; tạo khung khổ pháp luật thuận lợi để KTTT, HTX phát triển. Trên
cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển HTX ở nước ta, lấy HTX là trung tâm
để xây dựng khung pháp lý chung; kế thừa tối đa các quy định còn phù hợp
và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực
tế của Việt Nam.
Hai là,
khắc phục những bất cập hiện hành, tạo khuôn khổ pháp luật cụ thể cho
tất cả các loại hình KTTT hoạt động trong các lĩnh vực, ngành, nghề; tạo
điều kiện thuận lợi để KTTT phát triển nhanh, bền vững và bình đẳng với
các thành phần kinh tế khác, gắn với hội nhập quốc tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, kinh tế xanh,
kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng bao trùm; sản xuất, kinh doanh gắn với
chuỗi giá trị trong nước và quốc tế; góp phần tích cực vào tăng trưởng
kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát
triển tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
Ba là,
đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác, chú trọng nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các loại hình KTTT theo cơ chế thị
trường, bảo đảm tôn trọng bản chất, mục tiêu, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của HTX; từng bước sáp nhập các HTX để tăng quy mô, thành lập các
LHHTX, tập đoàn kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất,
kinh doanh quy mô lớn gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia và
địa phương.
Bốn là,
xác định rõ địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam (bao gồm Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh
Hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) là tổ chức đại
diện, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, giữ vai trò nòng cốt và thúc
đẩy phát triển KTTT, HTX, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thành phần
KTTT; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn lực
thực hiện phát triển KTTT, HTX cho hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam./.
ĐỖ HẢI
_______________________
(1) (2) (3) Báo cáo thường niên Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 2021.