Thứ Bảy, 27/7/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Sáu, 17/12/2021 20:0'(GMT+7)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến triển khai các công tác ứng phó với bão Rai

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo cuộc họp ngày 17/12/2021

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo cuộc họp ngày 17/12/2021

Tại đầu cầu Trung ương có sự tham dự của lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đại diện một số bộ, ban, ngành. Đây là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm (50 năm gần đây, theo thống kê có 8 siêu bão (trên cấp 16) xuất hiện trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương vào thời điểm tháng 12) và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp; chịu tương tác của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên diễn biến lại càng phức tạp, khó lường, không loại trừ đi gần bờ hoặc đổ bộ vào đất liền

Dự báo trong 24-48 giờ tiếp theo (07h/19/12), tâm bão cách bờ biển Bình Định-Khánh Hòa khoảng 280km về phía Đông; sức gió cấp 13, giật cấp 16. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc. Vào thời điểm bão ảnh hưởng đến gần đất liền (18-21/12), thủy triều lớn nhất tại Quy Nhơn (đạt 2m lúc 01h/19/12), có thể gây sóng lớn, nguy hiểm với tàu thuyền, nhà cửa và các công trình ven biển.

Bộ Tài Nguyên - Môi trường báo cáo tại cuộc họp

Bộ Tài Nguyên - Môi trường báo cáo tại cuộc họp

Đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị tác động bởi bão rất lớn, gồm người và các phương tiện tàu cá, tàu vận tải hoạt động trên biển, phương tiện thủy nội địa, lồng bè nuôi trồng thủy sản; các dàn khoan, công trình dầu khí, hệ thống công trình đê, kè nhất công trình đang thi công dở dang; các hồ chứa nước v.v… đòi hỏi công tác chỉ đạo và ứng phó phải quyết liệt cả trên biển, ven biển và sẵn sàng trên đất liền.

Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã chủ động triển khai xây dựng 3 phương án ứng phó với các kịch bản diến biến của cơ bão. Vào thời điểm cuối năm, thường là mùa an toàn cho việc đánh bắt cá nên ngư dân nhiều khi vẫn sẵn sàng ra khơi mặc dù có cảnh báo trước, Ban chỉ đạo quốc gia đã tăng cường chỉ đạo ứng phó trên biển và chỉ đạo quyết liệt tới các địa phương.

- Các phương án tính toán kiếm đếm đến từng tàu thuyền đã được chỉ đạo triển khai từ tàu đánh bắt hải sản đến tàu hàng, khu neo đậu.

- Các phương án điều hành hồ chứa trược tình huống các hồ chứa đã tích đủ nước cũng được điều hành và chỉ đạo quyết liệt, mọi phương án kịch bản đều đã được Ban chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng tránh tình trạng xả lũ bị động và tính toán tránh để ngập lụt khu vực hạ du từ bài học kinh nghiệm của đợt mưa lũ vừa qua

Đồng chí Trần Quang Hoài - Phó Truỏng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT phát biểu tại cuộc họp

Đồng chí Trần Quang Hoài, Phó Truỏng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT phát biểu tại cuộc họp

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao tinh thần của các Bộ ngành, địa phương kịp thời triển khai các biện pháp kịp thời nhất là Ban Chỉ đạo đã chủ động trong công tác ứng phó với cơn bão Rai như cử 02 đoàn công tác đi thực địa và tham mưu cho Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo việc ứng phó với bão sớm. Toàn hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương không được chủ quan, nhất là rút kinh nghiệm sau đợt lũ vừa qua vẫn để xảy ra việc người dân chủ quan dẫn tới 19 người thiệt mạng bị đuối nước. Đồng thời chỉ đạo một số nội dung:

- Bộ TN – MT dự báo bám sát tình hình, kịp thời thông tin cho toàn hệ thống để tham mưu chính phủ và giúp người dân chủ động phòng chống

- Các bộ ngành, quân đội công an phối hợp chặt chẽ triển khai lực lượng sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ người dân trong các tình huống thiên tai

- Với địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, biên phòng để kêu gọi thuyền đánh bắt cá, tầu vận tải sớm vào khu tránh trú đảm bảo an toàn tầu thuyền

- Triển khai các biện pháp cần thiết, sắp xếp người dân được an toàn, đảm bảo phương án an toàn hồ đập, một số vị trí có nguy cơ sạt lở.

- Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí, truyền hình tăng thời lượng cập nhật kịp thời thông tin đối với người dân./.

Được biết, cơn bão này cũng gây nhiều thiệt hại cho Philippines. Theo báo cáo tình hình cập nhật đến sáng 17/12 của Hội đồng quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia Philippines (NDRRMC), bão làm 1 người thiệt mạng và 2 bị thương. Tổng cộng có 83.026 hộ gia đình với 332.855 người phải sơ tán. Số người bị ảnh hưởng trực tiếp là 44.264 người trên 262 quận, huyện;  63 thành phố bị mất điện chưa được khôi phục tại thời điểm báo cáo. 01 thành phố mất thông tin liên lạc.

Tuấn Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất