Thứ Tư, 27/11/2024
Đời sống
Thứ Ba, 13/1/2015 13:56'(GMT+7)

Phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát chất lượng vật tư trên tôm nuôi

Nông dân thu hoạch tôm nuôi. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)

Nông dân thu hoạch tôm nuôi. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)


Bên cạnh đó, Bộ này cũng đã giao cho Cục Thú y chủ trì phối hợp với Tổng cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh Sóc Trăng thành lập Tổ công tác để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm nước lợ.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành liên quan tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Mục tiêu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại giảm ít nhất 50% so với năm 2014, sản phẩm tôm nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không có tồn dư kháng sinh.

Bộ này cũng yêu cầu thành lập các tổ công tác của địa phương để chủ động phối hợp với Tổ công tác của Cục Thú y đến từng xã, vùng nuôi tôm trọng điểm và thường xuyên có dịch bệnh để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Dự kiến Tổ công tác của Cục Thú y sẽ đến phối hợp và hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng triển khai các biện pháp phòng chống từ ngày 10/1 đến hết ngày 31/7.

Mặt khác, về công tác chuyên môn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu cán bộ địa phương cơ sở rà soát, siết chặt các số liệu thống kê về diện tích thả nuôi, diện tích bị thiệt hại đồng thời lấy mẫu giám sát và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với việc buôn bán, chất lượng tôm giống thả nuôi, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Cùng với đó, địa phương cần tiến hành thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi không lạm dụng các loại thuốc thú y, hóa chất trong phòng trị bệnh và chỉ sử dụng thuốc thú y, hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn để tránh tồn dư hóa chất trong sản phẩm ảnh hướng tới sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt chú ý loại thuốc thú y đã bị các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản cảnh báo./.

THANH TÂM (VIETNAM+)
Năm 2014, ngành nuôi tôm cả nước có sự phát triển vượt bậc, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 685.000 ha (tăng 4,4% so với năm 2013), sản lượng ước đạt 660.000 tấn (tăng hơn 20% so với năm 2013). So với năm 2013, sản lượng nuôi tôm nước lợ tăng thêm 120.000 tấn, chủ yếu do sản lượng tôm chân trắng tăng (hơn 100.000 tấn, tương đương 42,9%).

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất