Thứ Sáu, 29/11/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 31/3/2012 10:28'(GMT+7)

Phong trào hiến đất vì cộng đồng trở thành nét đẹp vùng sông nước Sóc Trăng

Trường tiểu học An Thạnh 3C được đầu tư xây dựng kiên cố - ảnh Đỗ Hiên

Trường tiểu học An Thạnh 3C được đầu tư xây dựng kiên cố - ảnh Đỗ Hiên

Tính từ khi chia tách huyện đến nay, Cù Lao Dung đã nhận được 84.000 m 2 đất do người dân hiến tặng; trong đó, có hộ hiến gần 12.000m 2 đất. Từ đó, đã xây dựng 25 điểm trường khang trang, giúp nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục ở vùng sông nước tỉnh Sóc Trăng.

Ông Lê Văn Đeo, lão nông quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở ấp Mỹ Hội, xã Thới An Hội (Kế Sách) đã tự nguyện hiến cho nhà nước gần 2.000m 2 đất mặt tiền, trị giá hàng trăm triệu đồng để xây nhà ở cho người nghèo. Ô ng tâm sự: “Tiền thì ai cũng cần, nhưng cái quý là biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn". Ô ng Đeo sinh ra và lớn lên trong thời buổi đất nước chiến tranh, nên thấu hiểu và cảm thông cho những cuộc đời khó khăn, cơ cực. Ông đã cùng với người vợ và các con bàn bạc, thống nhất hiến gần 2.000m 2 đất để xây nhà tình thương cho người nghèo. Ông quan niệm, việc làm này sẽ góp phần nhỏ cùng chính quyền địa phương lo cho người nghèo có được chỗ “an cư” yên tâm sản xuất.

Về huyện đảo Cù Lao Dung, mọi người sẽ cảm nhận và tự hào về sự thay da đổi thịt không ngừng của vùng đất này. Những chiếc cầu bê tông, những con đường nhựa trải dài thẳng tắp, xen kẽ những mái nhà tường kiên cố…càng tô thắm thêm cho sự thịnh vượng của mảnh đất cù lao. Đến xã An Thạnh 3, người dân ở đây đều cảm phục và trân trọng tấm lòng hiến đất xây trường Tiểu học An Thạnh 3C của vợ chồng anh Trần Thanh Phong và chị Nguyễn Thị Hạnh.

Do là huyện cù lao nên vào mùa nước nổi, việc học của con em người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Cha mẹ phải canh con nước để đưa rước con mình, thầy cô cũng phải canh con nước để học sinh vừa tránh được lũ, vừa đảm bảo học kịp giáo trình. Là ngôi trường giáp biển, nên trường Tiểu học An Thạnh 3C cũng chịu chung quy luật đó.

Vì khó khăn chung, ngôi trường chỉ được dựng lên một cách tạm bợ, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân địa bàn ấp An Nghiệp A. Sau đó, trường cũng được đưa vào danh sách quy hoạch xây dựng mới. Nhưng chính quyền địa phương cũng như ngành giáo dục vẫn còn loay hoay chưa tìm được quỹ đất kha khá để xây dựng, hướng đến ngôi trường đạt chuẩn. Biết được khó khăn đó, vợ chồng anh Phong và chị Hạnh đã tự nguyện hiến 4.000 m 2 đất đang trồng mía được cha mẹ cho khi lập gia đình. Đáng nói hơn là phần đất được nằm ngay bên con đường mới mở, rất thuận lợi để kinh doanh hay nuôi trồng. Vậy mà anh chị không đắn đo khi hiến tặng tài sản quý giá nhất của gia đình, dẫu rằng đời sống không dư dả. Anh Phong tâm sự : “Là người sống tại địa phương, hiểu được cái khó chung của người sống vùng sông nước, khi được cán bộ ngành giáo dục vận động, vợ chồng tôi bàn bạc và đồng ý hiến mảnh đất của mình để xây dựng trường học, mà không cần điều kiện gì”.

Thầy Lê Hoàng Mạnh - Hiệu trường trường Tiểu học An Thạnh 3C phấn khởi cho biết: “Những năm trước đây, tỷ lệ học sinh yếu chiếm khoảng 4%, nhưng năm học này còn không quá 1%; tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi cũng được nâng lên. Trong tương lai gần, trường sẽ phấn đấu để nhanh chóng đạt chuẩn quốc gia”. /.



TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất