Thứ Bảy, 27/7/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Ba, 26/11/2019 9:5'(GMT+7)

Phú Thọ: Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Công tác diễn tập phòng, chống thvới tình hình thực tế để nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra. - Diễn tập phòniên tai theo tình huống giả định sát g, chống thiên tai tại huyện Yên Lập.

Công tác diễn tập phòng, chống thvới tình hình thực tế để nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra. - Diễn tập phòniên tai theo tình huống giả định sát g, chống thiên tai tại huyện Yên Lập.

Tỉnh Phú Thọ có 3 sông lớn là sông Lô, sông Thao, sông Đà, ngoài ra còn có các sông nhỏ như sông Chảy, sông Bứa chảy qua. Các sông, ngòi có độ dốc lớn, nước xô về nhanh, gây lũ lớn, uy hiếp các tuyến đê xung yếu, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp xả lũ của thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang nên 2 bên bờ sông nhiều nơi bị sạt lở, đe dọa an toàn các công trình phòng tránh, sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt, những năm gần đây, tình trạng mưa lớn, trong đó có mưa cục bộ ở nhiều khu vực vượt mốc lịch sử, hiện tượng mưa trái mùa như mưa sớm hơn và mưa muộn cuối vụ sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển sản xuất, thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Trong năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 10 đợt thiên tai đã làm 3 người chết, 1 người mất tích; sập đổ 92 nhà, hư hỏng trên 3.300 nhà; ngập trên 5.900ha lúa, hoa màu; sạt lở trên 7,3km đê; hư hỏng trên 33km kênh mương... Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 679 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần thiệt hại năm 2017. Có thể nói rằng, tình hình thời tiết, thiên tai năm 2018 trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức bất thường, cực đoan và trái quy luật, gây thiệt hại lớn. 

Năm 2018, đợt thiên tai lớn nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất trên địa bàn tỉnh là đợt mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3, thiệt hại ước tính trên 550 tỷ đồng. Mưa lũ đã gây ngập lụt diện rộng nhiều khu vực trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tam Nông, Hạ Hòa; tuyến đê tả, hữu sông Bứa bị vỡ 50m và tràn toàn tuyến 9,6km. Tuyến đê tả Thao thuộc huyện Hạ Hòa nhiều đoạn có nguy cơ bị tràn, phải huy động đắp chống tràn để bảo vệ dân cư. Công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. 

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn năm vừa qua cũng chịu tác động trực tiếp của 5 đợt thiên tai, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, thiệt hại sản xuất nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi với tổng thiệt hại ước tính trên 268 tỷ đồng. Đặc biệt từ ngày 18-7 đến 25-7, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây mưa to và rất to, làm ngập lụt gần 3.700 nhà, 29 điểm giao thông bị sạt lở, hư hỏng, 14 doanh nghiệp bị thiệt hại sản xuất... Ông Quách Hải Lý - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước dự báo tình hình thiên tai năm nay, huyện đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện cho từng trọng điểm phòng chống thiên tai, vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống, ngập lụt, chuẩn bị các phương án sơ tán dân. Đồng thời chú trọng tăng cường công tác thông tin cảnh báo, dự báo, đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt; kịp thời khắc phục hậu quả nếu có thiên tai xảy ra.

Trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Việc tập trung khắc phục, sửa chữa các sự cố công trình; củng cố hệ thống đê điều; duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình hồ, đập, trạm bơm, bảo vệ tốt hệ thống rừng phòng hộ... đã góp phần quan trọng nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai. Hàng năm, các địa phương tổ chức tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, thành thục kỹ năng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng tham gia. 

Công ty Điện lực Phú Thọ thực hiện diễn tập để chủ động trong ứng phó, giảm thiểu tối đa các thiệt hại, thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, xử lý nhanh sự cố điện khi thiên tai xảy ra.

Công ty Điện lực Phú Thọ thực hiện diễn tập để chủ động trong ứng phó, giảm thiểu tối đa các thiệt hại, thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, xử lý nhanh sự cố điện khi thiên tai xảy ra.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, một số hình thái thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc xảy ra nhanh và trên phạm vi hẹp nên đôi khi không dự báo và cảnh báo được dẫn đến gây hậu quả lớn; xả lũ các hồ thủy điện lên xuống nhanh khiến sạt lở bờ vở sông nhiều. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, điểm đo mưa vẫn còn thưa, việc chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo đến cấp huyện, cấp xã còn hạn chế. Về cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, còn một số tuyến đê có cao trình thấp so với thiết kế; hệ thống hồ đập còn nhiều công trình bị xuống cấp, chưa có nguồn lực để đầu tư sửa chữa nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là việc xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó của một số địa phương chưa sát với thực tế, vì vậy khi thiên tai xảy ra việc triển khai huy động, ứng phó còn bị động và chưa linh hoạt.

Dự báo năm 2019 tình hình thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy các nội dung yêu cầu chủ động công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo của tỉnh tới các ban, ngành, đơn vị, địa phương như: Kiện toàn Ban chỉ huy; kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình, xác định và xây dựng các phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu; sửa chữa, nâng cấp các công trình phục vụ phòng, chống thiên tai; kịp thời xây dựng phương án chi tiết, chủ động lực lượng, vật tư... Thực tế cho thấy, nếu chuẩn bị tốt phương châm “4 tại chỗ” sẽ giúp chính quyền và người dân chủ động trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản. Cùng với đó, thực hiện phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả với các diễn biến của thời tiết và các dạng thiên tai; tuyên truyền thay đổi nhận thức cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, nâng cao năng lực, kỹ năng cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhân dân; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với từng ngành, từng cấp được tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, phương án sát với đặc thù và tình huống thiên tai cụ thể của từng ngành, từng địa phương. 

Ông Trần Quốc Bình - Ủy viên Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Theo dự báo, năm nay diễn biến mưa, bão vẫn khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bởi vậy công tác phòng, chống bão lũ và thiên tai là công việc rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng từ tỉnh đến địa phương. Theo chỉ đạo của tỉnh, các địa phương, các ngành đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai năm 2018, qua đó làm rõ những hạn chế để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể bám sát thực tiễn, đặc biệt quan tâm đến phương án phòng, chống ứng phó với các hình thái thiên tai nguy hiểm như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời tập trung huy động nguồn lực khắc phục, xử lý các công trình có nguy cơ mất an toàn; bố trí hệ thống cảnh báo cho người dân ở hạ du các hồ chứa, trên các ngầm tràn qua suối và nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 

Những diễn biến phức tạp của thời tiết đã được cảnh báo, nhưng với tinh thần chủ động ứng phó sẽ phần nào hạn chế được những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra./.

Nguyễn Huế/Báo PTĐT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất