Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 4/1/2010 7:49'(GMT+7)

Quá nhiều chức chủ tịch cho Liên minh châu Âu?

Hai khuôn mặt mới là hiện thân của châu Âu

Hiệp ước Lisbon có một số nét mới trong thể chế. Điều thứ nhất chắc chắn là việc lập mới chức chủ tịch thường trực Hội đồng châu Âu, cơ quan tập hợp các nguyên thủ nhà nước và chính phủ. Ngược lại với Nghị viện và Uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu vẫn chưa có người đứng đầu…

Lần đầu tiên Thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy được lựa chọn để nắm giữ chức vụ mới này với nhiệm kỳ hai năm rưỡi. Vai trò của ông là: thể hiện tiếng nói và bộ mặt của EU; bảo đảm đại diện cho EU trên trường quốc tế; lãnh đạo và phối hợp các công việc của Hội đồng châu Âu”.

Bên cạnh ông Rompuy, chức vụ mới Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU sẽ hợp nhất các chức vụ hiện nay của Cao uỷ và Uỷ viên châu Âu phụ trách đối ngoại; sẽ có một cơ quan ngoại giao thường trực hơn nhằm làm cho hoạt động đối ngoại của EU trở nên gắn kết hơn. Bà Catherine Ashton, 53 tuổi, người Anh, cao uỷ thương mại EU, nắm giữ chức vụ này kể từ 01/01.

Nhưng chức chủ tịch luân phiên vẫn tiếp tục…

Sự đổi mới này có quy mô lớn… nhưng việc thực hiện thật phức tạp. Bởi vì không chỉ hai nhân vật ít nổi tiếng trước công chúng trên cần phải giành chiến thắng, mà nhiệm vụ của họ sẽ không được thuận lợi do có sự tồn tại của chức chủ tịch luân phiên định kỳ 6 tháng của EU (chính xác hơn là chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu). Theo ông Daniel Cohn Bendit, đồng chủ tịch nhóm nghị sỹ đảng Xanh thuộc Nghị viện châu Âu, sự tồn tại này là “yếu điểm lớn của hiệp ước Lisbon”.

Một biểu tượng cho 3…

Chúng ta liệu có biết Pháp, nước chủ tịch luân phiên EU đã tiêu tốn bao nhiêu (171 triệu Euro); tân chủ tịch Van Rompuy sẽ tiêu tốn bao nhiêu (tốn thêm 25 triệu Euro nữa). Thật tốn kém… Chúng ta cũng biết, cho dù biểu tượng của nước chủ tịch Tây Ban Nha sẽ tiêu tốn bằng Pháp (do Philippe Starck thiết kế) song lại có hiệu quả hơn. Bởi vì Madrid đã thoả thuận với Bruxelles và Budapest: ba nước chủ tịch luân phiên kế tiếp sẽ sử dụng cùng một biểu tượng, do một sinh viên đồ hoạ vừa mới tốt nghiệp thiết kế.

Tây Ban Nha sẽ đảm nhiệm trong 6 tháng, trước khi trao cho Bỉ và Hungari, những lĩnh vực khác sẽ thuộc thẩm quyền của ông Van Rompuy tại các hội nghị nguyên thủ nhà nước và chính phủ - và vấn đề đối ngoại do bà Ashton đảm nhiệm. Vì vậy, Madrid sẽ không có ý định “giam mình trong bóng tối”.

Hơn nữa, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodriguez Zapatero có khả năng sẽ tổ chức tại đất nước ông nhiều hội nghị thượng đỉnh lớn, đặc biệt giữa EU và nước Mỹ của Tổng thống Obama. Và ông đã đưa ra một số ưu tiên: ưu tiên phát triển “bền vững”; thúc đẩy các hồ sơ tại châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi hay Cận Đông; tái khởi động Liên minh Địa Trung Hải với một hội nghị thượng đỉnh tại Barcelona vào tháng 6; chống chủ nghĩa khủng bố; thúc đẩy hồ sơ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU được Madrid ủng hộ; chống bất bình đẳng nam-nữ…

Cũng có khá nhiều mục tiêu có thể sẽ lấn sân vai trò có hạn của ông Van Rompuy và bà Ashton… mặc dù Ngoại trưởng Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos khẳng định rằng nước ông sẽ điều hành theo đúng nguyên tắc và sẽ chỉ có một sự “hỗ trợ cho nhau” giữa các cơ quan, chứ không có “cạnh tranh”. Một uỷ ban phối hợp sẽ được thành lập, đây là một dấu hiệu thiện chí.

Vậy giữa ông Herman Van Rompuy, ông José Manuel Barroso và bà Catherine Ashton sẽ có sự phân chia quyền lực như thế nào? Chúng ta cũng không quên Chủ tịch đương nhiệm José Luis Rodriguez Zapatero trong 6 tháng đầu 2010?

… và ông José Manuel Barroso vẫn còn đứng đầu Uỷ ban châu Âu

Còn một nhân vật khác trên chính trường châu Âu mà chúng ta cũng cần phải tính đến: đó là ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Ông bắt đầu một nhiệm kỳ mới 5 năm từ tháng 1 với ưu tiên hàng đầu là năng động hoá nền kinh tế châu Âu từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, ông Van Rompuy đã tạo được ấn tượng khi sắp tới, có thể vào ngày 11/01, triệu tập một hội nghị các nhà lãnh đạo EU để bàn về việc kích thích tăng trưởng và bảo vệ kiểu mẫu xã hội châu Âu. Đây không phải là một cách nhằm tấn công đối thủ.

Theo cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Felipe Gonzalez, chủ trì Nhóm hoạch định tương lai châu Âu đến năm 2020, trong bốn gương mặt trên, vai trò của họ vẫn cần phải xác định rõ hơn để chấm dứt một “quá trình quyết định không hiệu quả” cho người dân châu Âu và cho cả cộng đồng quốc tế.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất