Thứ Sáu, 15/11/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 28/2/2010 21:18'(GMT+7)

Quan hệ Ixraen-Iran: toan tính trước cuộc chiến

Máy bay F-15 của không quân Ixraen

Máy bay F-15 của không quân Ixraen

 Những toan tính cuối cùng của Ixraen được thực hiện bởi một nhà kinh tế học nổi tiếng quốc tế, ông Stanley Fisher, Thống đốc Ngân hàng Ixraen, từng là Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn 1994-2001. Sự yếu kém của ngành ngoại giao Ixraen do ông Avigdor Lieberman lãnh đạo đã cản trở thủ tướng Ixraen tổng động viên quân đội trong xã hội dân sự, điều này đã giải thích và chứng minh cho chính sách của Ixraen trước quyết định trang bị vũ khí hạt nhân của Iran.

Việc bỏ phiếu thông qua các lệnh trừng phạt mới có tính ràng buộc hơn là giải pháp hoà bình duy nhất. Một phái đoàn Bộ ngoại giao Ixraen đã bí mật thăm Braxin nhằm cố gắng thuyết phục Tổng thống Lula da Silva cần thiết phải áp dụng các lệnh trừng phạt bổ sung chống Iran trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cùng lúc, ngày 25/1 trong một hội nghị tại thủ đô Damas (Xiri) với Tổng thống Bachar al Assad và thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại miền Nam Libăng Hassan Nasrallah, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã nhắc lại những lời đe doạ “xoá sổ” Ixraen.

Trong chuyến công du Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehoud Barak đã khẳng định rằng Iran “là một vấn đề không chỉ đối với Ixraen mà cả thế giới” và ông mong muốn Liên Hợp Quốc áp dụng “các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất để ngăn cản Iran trang bị vũ khí hạt nhân”.

Những lo ngại về kinh tế

Thống đốc Ngân hàng Ixraen đã được cử tới Bắc Kinh để thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng về phía cộng đồng quốc tế trong cuộc bỏ phiếu áp dụng các lệnh trừng phạt mới chống Tehran. Ông cũng trích dẫn “sự không thể kiên nhẫn được nữa” của Nga trước những né tránh của Iran. Ông Benjamin Netanyahou cho biết “mắt xích yếu nhất” tại Liên Hợp Quốc để có thể thông qua các lệnh trừng phạt mới chống Iran đó chính là Trung Quốc, nước duy trì chính sách coi lợi ích kinh tế là quan trọng hàng đầu. Nhiều nhà ngoại giao phương Tây tin rằng Trung Quốc sẽ sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để chống lại các lệnh trừng phạt ảnh hưởng tới lĩnh vực năng lượng của Iran. Trung Quốc cần đảm bảo các nguồn cung năng lượng ổn định để không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình và Tehran giúp Bắc Kinh thực hiện ước muốn này. Trung Quốc chiếm hơn 7% lượng tiêu thụ dầu thô của thế giới, xếp thứ hai sau Mỹ. Tiêu thụ dầu thô của Bắc Kinh tăng từ 1,7 triệu thùng/ngày năm 1980 lên 21 triệu thùng hiện nay.

Trung Quốc có ba nguồn nhập khẩu chính: Arập Xêút, Ănggôla và Iran, trong đó lượng dầu nhập khẩu từ Iran chiếm 47,7% năm 2009. Với việc cử một chuyên gia như ông Stanley Fisher đến Trung Quốc, ông Benjamin Netanyahou hy vọng thuyết phục được Trung Quốc thông qua một chiến lược năng lượng giúp ít phụ thuộc vào Iran bằng đề xuất đa dạng hoá các nguồn cung cấp năng lượng mới, trong đó có Trung Đông. Người Ixraen cũng hy vọng việc Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran sẽ tác động tới nền kinh tế của nước này, hiện đang gặp khó khăn.

Dưới sức ép của Mỹ, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng đã bắt đầu tăng xuất khẩu thêm 400.000 thùng dầu thô cho Trung Quốc, tiếp theo đó là Côoét và Arập Xêút. Arập Xêút cũng cân bằng cán cân xuất nhập khẩu bằng việc mua vũ khí và các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc. Iran cung cấp 14% nhu cầu dầu thô của Trung Quốc và hiện chỉ còn 8%. Trước các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân, người Ixraen mong muốn Iran bị kiệt quệ về kinh tế. Nhưng giải pháp quân sự vẫn còn nguyên đó.

Máy bay không người lái mới

Song song với hoạt động ngoại giao độc đáo trên, quân đội Ixraen vừa thông báo đưa vào phục vụ một loại máy bay không người lái mới có tầm hoạt động rộng hơn và là loại lớn nhất trong kho vũ khí của Ixraen hiện nay. Với kích thước của một chiếc Boeing 737, loại máy bay không người lái trên có thể mang một tấn hàng bay trên độ cao 12 km. Bước tiến về công nghệ này tạo một hình ảnh mới cho không quân Ixraen trong thực hiện các nhiệm vụ ở xa. Theo các nguồn tin quân sự, loại máy bay này có khả năng bay tới vùng Vịnh và đặc biệt là Iran.

Nhiệm vụ của ông Stanley Fisher dường như là công đoạn hoà bình cuối cùng trước một nguy cơ chiến tranh tổng thể. Nếu các lý lẽ kinh tế vẫn chưa đủ, ông Stanley Fisher đi cùng ông Moshé Yaalon, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Ixraen và là Bộ trưởng các vấn đề chiến lược, người có nhiệm vụ nhấn mạnh mối nguy hiểm hạt nhân hoá Iran và thông báo cho Trung Quốc biết lựa chọn quân sự là không thể đảo ngược nếu các lệnh trừng phạt không được thông qua.

Thủ tướng Benjamin Netanyahou đã chấp nhận tiếp tục thực hiện những lời khuyên của Washington và thúc đẩy biện pháp ngoại giao nhưng chuyến đi của ông Stanley Fisher có thể được coi là ý định ngoại giao cuối cùng của Ixraen.

  • Quỳnh Phụ Theo báo SLATE.fr (Bài dịch)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất