Thứ Tư, 25/12/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 20/5/2015 20:33'(GMT+7)

Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo đó, tùy theo cấp độ trung tâm hay trường trung cấp, cao đẳng, mức yêu cầu về vốn đầu tư khác nhau.

Cụ thể, với dự án đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư xin mở phân hiệu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).

Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng người học quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

Nếu là cấp độ trường trung cấp, cao đẳng, suất đầu tư ít nhất là 100 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định trên.

Bên cạnh các quy định đảm bảo điều kiện về vốn, Nghị định cũng quy định về điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, thư viện, ký túc xá... Những trường đăng ký hoạt động tại Việt Nam dưới 20 năm có thể đi thuê cơ sở vật chất, nhưng nếu trên 20 năm, phải có kế hoạch xây dựng trường lớp. 

Giới hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thời hạn có thể dài hơn, nhưng không quá 70 năm./.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất