Thứ Sáu, 29/11/2024
Chính sách
Thứ Ba, 8/9/2009 20:27'(GMT+7)

Quy định mới về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hiện đang còn sống gồm: Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nơi người hoạt động cách mạng cư trú; Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở LĐTBXH.

Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người đã hy sinh, từ trần gồm: Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bản khai đề nghị hưởng trợ cấp 1 lần, có xác nhận của địa phương của 1 trong số thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; Quyết định trợ cấp 1 lần của Giám đốc Sở LĐTBXH nơi người đứng khai cư trú. Trường hợp không còn cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng thì người con (được những người con khác uỷ quyền) đứng ra lập bản khai; trường hợp không còn cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con thì người thờ cúng (được họ tộc uỷ quyền) đứng ra lập bản khai.

Sở LĐTBXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, ra quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, sau đó lập phiếu trợ cấp ưu đãi, gửi về Bộ LĐTBXH.

Theo quy định, các đối tượng trên được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng kể từ ngày có Quyết định công nhận. Ngoài ra, được cấp báo Nhân dân hàng ngày và sinh hoạt văn hoá tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú.

Theo Bộ LĐTBXH, sau 3 năm thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội đã liên tục (3 lần) được điều chỉnh một số nội dung cho sát hợp với thực tiễn, tạo ra sự đổi mới căn bản. Đây cũng là minh chứng rõ nét thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Nhà nước trong nỗ lực đảm bảo nguồn lực tài chính chi cho lĩnh vực trợ cấp xã hội.

Năm 2007, nguồn lực tài chính dành riêng ưu đãi xã hội là 13.000 tỷ đồng, năm 2008 là 15.000 tỷ đồng, năm 2009 là 17.000 tỷ đồng (trong kế hoạch cả năm 2009, cùng với nguồn lực tài chính từ địa phương, nguồn huy động từ xã hội hóa, chi ưu đãi xã hội đối với người có công lên tới 20.000 tỷ đồng).  

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Bùi Hồng Lĩnh, thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý trong lĩnh vực này.

(Nguồn: Thông tư 29/2009/TT-BLĐTBXH)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất