Thứ Bảy, 5/10/2024
Xã hội
Thứ Năm, 6/8/2020 9:36'(GMT+7)

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tại Thanh Hóa.

Vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tại Thanh Hóa.

Nghị định gồm bốn chương, 13 điều.

Văn bản này quy định Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); tổ chức thu, chi chế độ BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật. 

BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BH thất nghiệp; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.

BHXH Việt Nam có nhiệm vụ: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm và các dự án, đề án khác của BHXH Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.

Cũng theo Nghị định, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.

Cơ quan này cũng thực hiện nhiệm vụ khác về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; Thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về BHXH thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH theo quy định; Tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thống kê và quản lý BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.

Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH về tình hình thực hiện BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Cụ thể, ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố (Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố (BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.

Không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam gồm 21 đơn vị.
BHXH Việt Nam có trách nhiệm, mối quan hệ với các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức ở địa phương. 

Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BH thất nghiệp; Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật; Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BH thất nghiệp; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BH thất nghiệp.

Đối với Bộ Y tế, đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHYT; Tham gia xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa bệnh (KCB) theo chế độ BHYT và cơ chế chi trả chi phí KCB; giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT...

Đối với Bộ Tài chính, là đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và cơ chế tài chính áp dụng đối với BHXH Việt Nam; Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20-9-2020.

Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 5-1-2016 hết hiệu lực kể từ văn bản định này có hiệu lực thi hành.
 
TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất