Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 16/1/2010 9:42'(GMT+7)

Sau khi “bình thường hoá” Irak và Afghanistan: Sẽ đến lượt Yê-men

Đây là một đất nước Cộng hoà hồi giáo. Nguồn tài nguyên chính là dầu mỏ. Mức thu nhập cá nhân trung bình hàng năm (Tổng sản lượng quốc gia PNB/đầu người) là 751 USD. Tiêu thụ năng lượng hàng năm là 184 kg dầu/người. Chúng ta thấy đây là một nước kém phát triển, không gì hơn. Yêmen có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở phía Nam của A-rập Xê-út, hướng ra eo biển Bab el Mandeb, là con đường hàng hải thương mại quốc tế, đặc biệt là dầu lửa và khu vực mà người ta gọi là “hải tặc” Xômali.

Tiếp đó, việc phát hiện ra dầu lửa làm những nước có nhu cầu không thể thờ ơ. Cuối cùng, đó là yếu tố chế độ, một chế độ chuyên chế: Ali Abdallah Saleh lên nắm quyền từ 30 năm nay, là người có thể loại bỏ mọi đối thủ, nhưng như mọi người khác cũng phải chuyển giao quyền lực, trong đó đang xuất hiện một cuộc chiến thầm lặng tranh giành quyền kế vị cũng dữ dội như việc Yê-men là nước Hồi giáo duy nhất, trong đó việc tranh giành quyền lợi giữa những người Hồi giáo dòng Sunni và Chiit diễn ra thật phức tạp. Điều này một phần giải thích tình trạng nội chiến từ hơn 10 năm nay giữa chính quyền trung ương (dòng Sunni) được A-rập Xê-út trợ giúp và những người Houtiste (dòng Chiit) ở miền Bắc (khu vực biên giới với A-rập Xê-út) được Iran, mà nước phương Tây gọi là “quỷ xa tăng”, giúp đỡ.

Một việc phức tạp khác đó là sự xâm nhập của tổ chức Al-Qaida. Sau khi có mặt ở các nước Irak, Pakistan, Afghanistan, người ta cho rằng Các nhóm khủng bố Al-Qaida Hồi giáo Maghreb (AQMI) đã mở một “chi nhánh” tại Yêmen. Vì vậy, nhân danh cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cần phải chống lại chúng. Tờ New York Times viết: Yêmen, mặt trận thứ ba trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Những câu hỏi đang gia tăng tại Mỹ sau vụ khủng bố bất thành xảy ra hôm 25/12 của một người Nigeria tên Umar Farouk Adulmutallab. Người thanh niên này đã cố gắng cho nổ máy bay khi đang bay trên Détroit. Anh ta khẳng định đã được Al-Qaida huấn luyện tại Yê-men, nơi tờ nhật báo của Mỹ tiết lộ rằng từ một năm nay Mỹ đã mở bí mật mặt trận thứ ba chống lại mạng lưới khủng bố. Đặc biệt, quân đội Mỹ đã gửi các lực lượng đặc biệt để bảo đảm việc đào tạo quân đội Yê-men.

Đồng tình với ý tưởng liên quan Al-Qaida tại Yê-men, Jeffrey Fleishman viết: “Tận dụng tình hình bất ổn tại đất nước này, tổ chức khủng bố đã tuyển mộ và thiết lập một mạng lưới vững chắc có khả năng tấn công bất kỳ đâu. Vụ khủng bố bất thành nhắm vào một máy bay của hãng Northwest Airlines hôm 25/12 là một minh chứng. Một chuyên gia chống khủng bố tại Yê-men khẳng định chi nhánh Al-Qaida tại Yê-men, đã nhận trách nhiệm về âm mưu khủng bố trên chuyến bay của hãng Northwest Airlines bay từ Amsterdam đến Detroit, tiết lộ có khoảng 2.000 chiến binh và cảm tình viên. (...) Đất nước này không chỉ cung cấp những người có tư tưởng cấp tiến nữa, mà từ nay còn có các phần tử cực đoan đang mơ ước thành lập một mặt trận phát triển mạnh tại Trung Đông.

Theo các nhà phân tích, nhóm trên có mục đích thiết lập một chức vị lãnh đạo (Khalip) Hồi giáo trong toàn bộ khu vực vùng Vịnh Péc-xích, mà xuất phát từ đó họ có thể tấn công lợi ích của phương Tây và Ixraen-hoạt động từ phía bên kia của biển Đỏ, tại Xômali, nơi mà một chi nhánh khác của mạng lưới đã định cư tại một khu vực vô chính phủ, đó là tại vùng Sừng châu Phi. Người ta thấy ở đó có rất nhiều vũ khí. Yê-men là một Nhà nước lý tưởng cho Al-Qaida phát triển. Các chiến binh Hồi giáo thánh chiến Djihad có thể được lợi từ những bất ổn tại Yê-men.

Một cách đánh giá mới rất khác so với quan niệm của phương Tây: “Cuộc xung đột mới này rất nghiêm trọng: Vì nhiều lý do. Đầu tiên, đây là một trung tâm bất ổn định, có tác động tới nhiều luồng tư tưởng Hồi giáo khác nhau (…). Phương Tây chia ra để trị, cách này thật thủ đoạn. Tiếp đó, Yê-men có một vị trí chiến lược, tại Biển Đỏ, và vì vậy có nhiều nước dòm ngó, từ những đối thủ Nga, Trung Quốc hay khác nữa, có thể cố gắng xâm nhập vào nước này, nơi vẫn chưa có các căn cứ Ăng-lô Xắc-xông. Thêm vào đó, mỗi mảnh đất có thể chứa nhiều nguồn tài nguyên mà Mỹ, luôn rình rập, muốn sử dụng các nguồn tài nguyên để duy trì mức sống, bảo đảm quyền thống trị, tiếp tục lãnh đạo thế giới”.

“Bằng mọi giá Mỹ mong muốn kéo dài quyền bá chủ, trong đó luôn thể hiện bằng sức mạnh bởi họ thích điều này hơn là dùng pháp luật. Nhưng còn hơn nữa: Khu vực này, một phần chịu ảnh hưởng của người Chiit, thu hút sự chú ý của Iran và vì vậy Mỹ đã quyết định làm suy yếu kẻ thù mà Mỹ đã chọn. Trong bối cảnh trên, người ta coi âm mưu khủng bố bất thành, hoàn toàn lố bịch là của một kẻ khủng bố giả tạo của Al Qaïda. (…) Tóm lại, một lần nữa chúng ta có một (kế hoạch) khủng bố núp dưới ngọn cờ sai trái, chắc chắn ít mang phong cách Al-Qaïda hơn là của các cơ quan đặc biệt phương Tây, hay hiểu theo cách tốt nhất thì chúng ta có một lý do đơn giản để chứng minh điều trên, đã được lên kế hoạch từ nhiều ngày trước”. Vì vậy, đây sẽ là một vùng đất mới cho chiến dịch quân sự của Mỹ. Điều này thật nghiêm trọng. Không chỉ bởi người dân hiển nhiên đang bắt đầu phải chịu đựng (các cuộc không kích bất ngờ, trong đó có các máy bay không người lái gây ra, các vụ giết người có mục đích…), mà còn bởi những sự chọn lựa trên hoàn toàn minh chứng cho những mục đích thực sự của giải Nobel Hoà bình, gương mặt mới cho một chính sách không thay đổi, nửa thực dân nghê tởm, đế quốc, ngoài vòng pháp luật, như thời của Tổng thống Bush. Theo tôi, chúng ta đang bước đầu tham gia vào một chiến lược toàn cầu: Sử dụng lý do cho một hành động được đạo diễn, và được thay thế mãn nguyện bởi một cuộc chiến hèn hạ để can dự vào nhiều lãnh thổ hơn: bố trí các căn cứ quân sự và những con rối nghe theo mệnh lệnh của Washington, kẻ cướp bóc những nguồn tài nguyên, kiểm soát dân cư và các khu vực, thậm chí cả những tuyến đường dầu lửa, những tín hiệu để cảnh báo các đối thủ, hất cẳng người Trung Quốc và người Nga… Trò chơi bi thảm này bắt đầu bằng các chiến dịch với mật độ thấp và kết thúc bằng cuộc cướp bóc đẫm máu mọi lãnh thổ thèm muốn. Trong chò trơi này, người phương Tây là bậc thầy. Họ tiến từng bước, nhưng kết cục mọi thứ đều rơi vào trong túi tiền của họ…”

“(…) Mọi thứ diễn ra kín đáo, thân thiện giữa các nhà lãnh đạo của liên hiệp quân sự-công nghiệp, giữa những người bạn, những người hưởng lợi tương lai hay như Tổng thống Pháp Sarkozy đã nói, từ nay mọi thứ đều có thể. Và mặc kệ mọi người ở khắp nơi phải tiêu tốn, hy sinh, bị ném bom, bị khủng bố, bị tàn tật, bị thương, bị chết, bị cướp bóc, bị phá huỷ, bị kích động người này chống lại người khác, bị trừng phạt, bị kiểm tra, đó là một nghệ thuật bậc thầy, chúng ta gọi đó là: chủ nghĩa khủng bố lớn, chủ nghĩa khủng bố hoàn toàn, chủ nghĩa khủng bố Nhà nước. Mọi đạo luật về con người, chiến tranh, quốc tế đều bị vi phạm, thế giới là tự do: người ta thèm muốn, người ta xâm chiếm… cướp bóc, dối trá, án mạng, mọi thứ đều được phép… Toàn bộ là sự vô liêm sỉ.

Giai đoạn cực điểm vừa qua của cuộc chiến tại Yê-men chống lại quân phiến loạn Houtiste đã làm hơn 2.000 người thiệt mạng trong vòng chưa đầy một tháng và làm hơn 150.000 người mất nhà cửa. Các nhóm quân chính phủ Yê-men chiến đấu chống 15.000 quân phiến loạn Houtiste có vũ trang và được Iran huấn luyện, nằm rải rác tại vùng núi phía Bắc xung quanh thành phố Saada, giáp biên giới với A-rập Xê-út. Các máy bay ném bom của không quân A-rập Xê-út trút bom xuống các khu vực của quân nổi loạn và thường dân. Không quân và hải quân Ai Cập vận chuyển đạn dược cho quân đội Yê-men cùng với sự khích lệ và tài chính của Mỹ.

Nhiều nguồn tin xác nhận những nét nổi rõ của cuộc xung đang xảy ra tại Yê-men:

Lực lượng quân đội Yê-men chỉ có 66.000 người, thiếu các thiết bị quân sự có tổ chức, đã bắt đầu nhận được đạn dược và thiệt bị quân sự. Quân đội Ai Cập đã ngay lập tức cung cấp những trang thiết bị cần thiết bằng đường biển và đường không. Chính quyền Obama tham gia nhanh chóng dưới hình thức cung cấp khí tài cho A-rập Xê-út và Ai Cập để hỗ trợ Yê-men. Mỹ và Ixraen đã bất ngờ bao nhiêu trước khả năng quân sự của lực lượng Hezbollah trong cuộc chiến Li Băng năm 2006 thì những người Mỹ và các đồng minh của họ cũng sửng sốt trước kiểm soát thế trận của phiến quân Houtiste. Từ tháng 9/2009, sư đoàn pháo binh số một của Yê-men, được tăng cường bởi sáu lữ đoàn quân biệt kích dù và không quân A-rập Xê-út, đã không thể chiến thắng quân phiến loạn.

Tình trạng này ngày càng giống với một cuộc chiến uỷ thác giữa Riyad và Téhéran. Báo chí A-rập Xê-út hôm 05/11/2009 đã không do dự khi nói tới “cuộc tấn công của các nhân viên tình báo Iran tại biên giới”. Người A-rập Xê-út tố cáo người Iran muốn gia tăng ảnh hưởng của người Chiit trong khu vực bằng các vũ khí và các nhân viên tình báo huấn luyện nổi dậy, trong khi người Iran trách cứ người A-rập Xê-út hỗ trợ chế độ Yê-men của Tổng thống Ali Abdallah Saleh và muốn xuất khẩu học thuyết Wahhabite. Yê-men trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Barack Obama sau vụ khủng bố máy bay thất bại của thanh niên Omar Farouk Abdulmutallab người Nigêria trong ngày lễ Noël. Tướng David Petraeus đã tới Sanaa và gặp Tổng thống Ali Abdallah Saleh để chuyển tới ông bức thông điệp của tổng thống Mỹ. Thủ tướng Anh Gordon Brown đã kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế vào cuối tháng này để bàn về chủ nghĩa khủng bố tại Yê-men và Xômali và đề xuất thành lập một đơn vị đặc biệt để can thiệp trong khu vực, từ chính là tổ chức "Al-Qaida", sử dụng đất Yê-men để thực hiện các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu của Mỹ và châu Âu. Omar Abdulmutallab đã được đào tạo trong một trường đại học ở Sanaa và đã gặp những kẻ cầm đầu Al-Qaida tại bán đảo A-rập ở Aden và Abyan [vùng ảnh hưởng của Al-Qaida, ở miền Nam Yê-men].

“(…) Đất nước này không bao giờ biến mất khỏi màn hình rađa của Al-Qaida. Ngày nay, tổng thống Mỹ muốn tăng cường viện trợ gấp đôi cho Yê-men và cam kết tham gia vào một cuộc chiến chung cùng lực lượng Yê-men chống tổ chức khủng bố. Cụ thể, có nghĩa là Yê-men sẽ đặt dưới sự bảo trợ quân sự của Mỹ bởi hình thức viện trợ và hợp tác này sẽ không diễn ra nếu không có sự đáp lại. Người Mỹ sẽ không can thiệp nhân danh cuộc sống của người dân, mà để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Cam kết này sẽ không cản trở Yê-men trở thành một nhà nước thất bại. Yê-men cũng có nguy cơ chuốc thêm khó khăn và chuyển đổi tất cả đất nước thành trung tâm mất ổn định. Chúng ta hãy nhớ lại rằng sự can thiệp của Mỹ đã biến Afghanistan và Irak thành những nước có tỷ lệ tham nhũng nhiều nhất và mất ổn định nhất thế giới. Số phận của Tổng thống Yê-men Ali Abdallah Saleh sẽ không thể tốt hơn số phận Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.

Theo François Marginean, nhà nghiên cứu độc lập người Canada, sau vụ khủng bố máy bay xuất phát từ Amsterdam bất thành, chúng ta đang đối mặt với một âm mưu giống với thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt để dạo đầu cho cuộc xâm lược Irak. Ông viết: “Mỹ đã tố cáo Abdulmutallab có liên quan đến mạng lưới Al-Qaida đặt tại Yê-men và A-rập Xê-út. Các bạn hãy nhớ lại khi người ta nói với chúng ta rằng Al-Qaida đang ở Afghanistan? Tiếp đó chúng ta đã xâm lược. Và lần người ta nói với chúng ta rằng Irak đã trở thành một căn cứ mới của Al-Qaida? Chúng ta cũng đã xâm lược đất nước đó. Bạn có nghĩ là chúng ta sẽ có nguy cơ nhìn thấy nếu ông Obama và các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng Yê-men và A-rập Xê-út là nơi trú ngụ mới của nhóm khủng bố nổi tiếng trên, được thành lập bắt nguồn từ CIA? Nhưng điều này có xác thực không? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi liệu Umar Farouk Abdulmutallab làm cách nào để có thể lên được chiếc máy bay xuất phát từ Amsterdam đến Détroit mà lại không có hộ chiếu. Tất cả chúng ta đều biết rằng hình ảnh dân tộc luôn tồn tại. Đặc biệt từ sau vụ 11/9/2001 và tiếp đó là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Bây giờ hãy tưởng tượng một thanh niên trẻ đến từ một nước Hồi giáo đi du dịch một mình, không có hành lý với một chiếc vé một chiều tới Mỹ và không có hộ chiếu. (…) và có ai tin rằng lực lượng an ninh cửa khẩu lại để cho Umar Farouk Abdulmutallab không hộ chiếu đi qua? Và để bợ đỡ cho tất cả những việc trên, người ta nói với chúng ta rằng sẽ cần phải tăng cường an ninh tại các sân bay, tiến hành các cuộc lục soát toàn thân, đặt yếu tố dân tộc xuống hàng thứ yếu, cần phải chờ đợi nhiều giờ, cần có thời gian để tạo cho chúng ta một ảo ảnh về an ninh và soi chúng ta bằng các tia X gây ung thư.

Ngày 04/1/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng bất ổn tại Yê-men là mối đe doạ khu vực và toàn cầu. Vì vậy cần phải vũ trang cho các nước A-rập. Chúng ta biết rằng Chính quyền Mỹ đã ký một chuỗi các hợp đồng vũ khí quy mô lớn với các nước A-rập, theo đó Mỹ cung cấp vũ khí cho Ai Cập, A-rập Xê-út, Jordani, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất, các phương tiện chiến đấu cực kỳ hiện đại, như các tên lửa chống hạm, tên lửa chống tăng, bom thông minh… Các thị trường này nhằm củng cố cái gọi là “trục ôn hoà trong thế giới A-rập”… Cuối cùng qua Yê-men, đó chính là để làm cho chúng ta tin rằng một Đại Trung Đông đã được tạo thành. Nước cần phải triệt tiêu là Iran, bị tố cáo giúp phiến quân Houtiste. Chính vì điều này, phương Tây đã sẵn sàng liên minh với Al-Qaida Sunni để chống lại người Chiit và thiết lập một cuốn phin Fitna (khiêu thích thế giới Hồi giáo) mới. Phương Tây đã sẵn sàng trả tự do cho “những kẻ khủng bố” người Yê-men của Al-Qaida bị giam giữ tại Guantanamo để cho họ gia nhập quân đội Yê-men. Những ngày đen tối đang hiện ra trong thế giới Hồi giao, vì tính hai mặt của những vị lãnh đạo A-rập. Sau Irak, Afghanistan, nền “dân chủ du nhập bằng đường hàng không” đang mở ra với Yê-men, đất nước có nền văn minh cổ kính trong huyền thoại Vương quốc Saba, sẽ kết thúc như Irak trong rối loạn. Và thế giới cũng như vậy…

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất