Thứ Ba, 24/9/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 12/4/2017 9:1'(GMT+7)

Sẽ thành lập Liên minh Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ miền Trung

Đại biểu trẻ tham gia Diễn đàn

Đại biểu trẻ tham gia Diễn đàn

Đề xuất thành lập Liên minh này nhận được sự ủng hộ cao của các nhà khoa học, quản lý, các sinh viên tại khuôn khổ Diễn đànKhoa học & Công nghệ lần thứ tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/4 vừa qua.


 Đông đảo đại biểu trẻ tham gia Diễn đàn

Theo đó, các trường Đại học, Cao đẳng tham gia Liên minh Câu lạc bộ khoa học trẻ miền Trung có thể kể đến: Đại học Kinh tế; Đại học Bách khoa; Đại học Duy Tân; Đại học Kiến trúc... Sự kết nối và cam kết tham gia có hiệu quả của Liên minh này nhằm xây dựng mạng lưới nhà khoa học trẻ khởi nghiệp; phối hợp triển khai các hoạt động thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên; kết nối nguồn lực đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp với cộng đồng nhằm thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm sáng tạo, qua đó tạo nguồn cung cho thị trường công nghệ trong nước.

 
Sinh viên đam mê sáng tạo

Quan điểm của Ban tổ chức luôn đặt sinh viên và các nhà khoa học trẻ làm trung tâm, cho họ cơ hội thể hiện ý tưởng sáng tạo, sản phẩm nghiên cứu hay mô hình kinh doanh. Đội ngũ chuyên gia; chủ doanh nghiệp; nhà đầu tư sẽ tư vấn, góp ý để các nhóm tiềm năng cải thiện, hoàn thiện sản phẩm của mình.

Diễn đàn Khoa học & Công nghệ là dự án do Trung tâm Dịch vụ Công nghệ cao Hoà Lạc khởi xướng và triển khai, nằm trong khuôn khổ của Chương trình phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ của Bộ KHCN.Diễn đàn lần thứ 5 có sự tham gia của hơn 500 sinh viên; đại diện Ban giám hiệu của hơn 20 trường từ các trường Đại học, Cao đẳng; các vườn ươm, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

Diễn đàn có mục tiêu thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong khu vực trường Đại học, viện nghiên cứu thông qua các hoạt động trao đổi thông tin, tham gia các hội thảo, khoá huấn luyện trong và ngoài nước; tư vấn chuyên gia... Các nhóm sau khi được hỗ trợ sẽ có thể hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên sản phẩm nghiên cứu và thương mại hoá các sản phẩm đó.

Tại Diễn đàn lần thứ 5 này, đã có hơn 15 sản phẩm được trình diễn. Đáng chú ý có các sản phẩm: Fbus - ứng dụng để đi xe xe buýt dễ dàng hơn; Thiết bị hỗ trợ an toàn cho người chấn thương ở chân; thiết bị làm sạch tấm pin mặt trời điều khiển từ xa; hệ thống cảnh báo từ xa cho hồ nuôi tôm thông qua mạng internet; quy trình công nghệ sản xuất nấm ăn ... Có thể thấy sinh viên hiện nay đã ý thức được vấn đề giải quyết nhu cầu thị trường, đặc biệt là các nhu cầu về thực phẩm sạch, giao thông, hỗ trợ các thành phần yếu thế trong xã hội với việc nghiên cứu của mình. Một điều rất đang hoan nghênh là xu hướng công nghiệp 4.0 đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng sinh viên, nhà khoa học trẻ. Tin rằng, nếu được tạo cơ hội để phát triển, những sản phẩm này sẽ rất tiềm năng để thương mại hoá và đi vào cuộc sống.

Ban tổ chức đã chọn ra nhóm có sản phẩm trình diễn xuất sắc nhất, đó là nhóm sinh viên thực hiện dự án về thiết bị chống ngã cho người bị thương ở chân tham dự Hội nghị trình diễn Công nghệ châu Á (Tech in Asia) tổ chức vào tháng 5 tại Singapore. Đây là dịp để nhà khoa học trẻ, sinh viên nghiên cứu Việt Nam chứng kiến các thành tựu công nghệ trong khu vực; giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, tạo động lực cho quá trình nghiên cứu, sáng tạo của mình.

Trong năm 2017, Diễn đàn sẽ tiếp tục đi tới 3 khu vực để kết nối với khu vực các trường Đại học, Viện nghiên cứu trên cả nước. Dự kiến, tháng 8 tới đây, Diễn đàn lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Cần Thơ.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất