Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 10/2/2009 15:3'(GMT+7)

Soạn thảo Luật tiếp cận thông tin: Bảo đảm quyền được biết của người dân

- Trong tháng hai này ban soạn thảo luật sẽ có cuộc họp thứ hai để lên đề cương chi tiết về những nội dung của luật. Tôi nghĩ rằng luật này phải giải quyết được ba vấn đề: loại thông tin nào công dân được tiếp cận, cơ chế tiếp cận và cách thức tiếp cận. Lâu nay rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cũng đã có những quy định về tiếp cận thông tin, luật này phải hệ thống lại, nhưng điều quan trọng hơn là khi có luật thì việc tiếp cận thông tin phải khác trước. Khác theo hướng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn.

* Thưa ông, những loại thông tin nào thì người dân được tiếp cận?

- Việc tạo ra một môi trường thông tin mở nhằm đảm bảo tính hiệu quả cạnh tranh và phát triển là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đương nhiên nhiều ý kiến cho rằng sẽ có các trường hợp không được công khai thông tin, bao gồm: vì lý do an ninh quốc gia và ngoại giao, liên quan đến thông tin cá nhân và bí mật đời tư, thông tin thương mại và bí mật kinh doanh, quá trình điều tra hình sự, các thiết chế tài chính... Có thể thông tin thuộc loại mật thì công chúng không thể tiếp cận được, nhưng người chịu sự tác động của văn bản mật đó chắc chắn phải biết ở mức độ nhất định để còn giám sát xem người thực hiện văn bản đó có đúng không.
 Sau khi giám sát thi hành Luật báo chí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho biết một trong những khó khăn đối với các nhà báo khi tiếp cận thông tin là tình trạng đóng dấu “mật” tràn lan trên tài liệu của các cơ quan để tránh bị báo chí khai thác, khiến phóng viên tác nghiệp gặp rất nhiều khó khăn?

- Luật được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho các cơ quan, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin (trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước). Sẽ có những quy định cụ thể loại thông tin, tài liệu nào cần được công khai, loại thông tin, tài liệu nào là mật. Nghĩa là không phải bất cứ thông tin nào mà anh không muốn cho người khác biết thì anh cũng có thể đóng dấu “mật”. Báo chí là một kênh để người dân tiếp cận thông tin. Bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của báo chí cũng là bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của công chúng. Đó là mục đích của dự luật này.

* Khi bàn về dự thảo Luật quy hoạch đô thị, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng vừa qua nhiều thông tin về quy hoạch đất đai, dự án... thường không được công bố đầy đủ, kịp thời khiến người dân bất bình?

- Rõ ràng với những thông tin không mật, ví dụ một dự án quy hoạch nào đó, thì phải công bố sao cho người dân, nhất là những người có liên quan, được tiếp cận sớm, có thể là qua báo chí, ở trụ sở UBND, ở những nơi công cộng, trên Internet... Luật sẽ xây dựng cơ chế để người dân tiếp cận thông tin, điều chỉnh các quy định pháp luật và hệ thống thiết chế nhà nước cần thiết cho việc thực thi quyền tự do thông tin (ví dụ như: quy trình cung cấp thông tin, tiếp cận và khai thác thông tin, các quy định về thời hạn, quy định chi phí do việc khai thác thông tin, quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin...).

Thông tin không mật có hai loại. Thứ nhất là văn bản quy phạm pháp luật. Đối với loại này thì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội mới ban hành đã quy định rõ việc công khai như thế nào. Thứ hai, với những thông tin khác, nếu người dân có yêu cầu chính đáng thì cơ quan quản lý thông tin đó phải cung cấp cho người dân. Luật sẽ được soạn thảo theo hướng là cơ quan, tổ chức quản lý thông tin không được từ chối cung cấp thông tin hoặc gây khó khăn trong quá trình cung cấp, và sẽ có chế tài cho vấn đề này. Vấn đề ở đây là bảo đảm quyền được biết của người dân.

* Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã có Luật tiếp cận thông tin. Liệu việc soạn thảo một đạo luật về vấn đề này ở nước ta có đặc thù gì khác?

- Có thể góc nhìn của một số nước về vấn đề này khác ta, nhưng cũng không nên nói đặc thù vì đây là những giá trị chung của nhân loại, mình nên tiếp thu.

Chống đặc quyền, đặc lợi về thông tin

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin dự kiến trình Chính phủ trong tháng 7-2009, trình Quốc hội lần đầu vào cuối năm 2009 và thông qua vào đầu năm 2010. Bản thuyết minh của Chính phủ gửi Quốc hội về dự án Luật tiếp cận thông tin nêu: “Hiện nay ở VN, việc thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc công khai thông tin đã dẫn đến tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Việc thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý nhà nước và thiếu cơ chế tiếp cận thông tin làm hạn chế sự tham gia của tổ chức, công dân vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giám sát, phản biện...”.

Bản thuyết minh này cũng dự báo về tác động của Luật tiếp cận thông tin. Theo đó, luật này sẽ góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân... Bảo đảm quyền tiếp cận công bằng của người dân, tăng lòng tin của người dân đối với Nhà nước, mở rộng các hoạt động chính trị - xã hội. Các nhóm lợi ích trong xã hội được duy trì và cân bằng, hài hòa hóa... Không thể dân chủ hóa, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước và thành công trong việc chống tham nhũng trong tình trạng không đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công chúng, báo chí.

Theo Tuoi Tre Online

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất