Liệu có cần phải kéo dài sự hiện diện của quân đội Hà Lan tại Afghanistan? Hai đảng chính trong liên minh cầm quyền tại Hà Lan đã không đạt được đồng thuận, dẫn đến việc Thủ tướng Jan Peter Balkenende phải tuyên bố giản tán chính phủ.
Không có một cuộc thảo luận căng thẳng nào như vậy tại Pháp. Sau hơn 8 năm triển khai quân đội tại Afghanistan, trong khi binh lính Pháp đang tham gia chiến dịch do NATO phát động tại miền Nam Afghanistan, nước Pháp không ở trong tình trạng chiến tranh.
Ông David Hornus, Chủ tịch Hiệp hội quốc gia hỗ trợ quân nhân đang chiến đấu (ANSSO) không hiểu được sự thờ ơ của người Pháp đối với cuộc chiến tại Afghanistan:
“Tôi là chủ một doanh nghiệp, không liên quan đến quân đội song tôi thành lập tổ chức này để huy động xã hội dân sự, để nói với những người Pháp rằng: Các bạn hãy thức tỉnh đi! Chúng ta đang trong chiến tranh, chúng ta đang ở đó và đã có 40 binh lính tử trận”.
Người dân có thể ủng hộ hay phản đối cuộc chiến này, đó không phải là vấn đề.
Tại sao cuộc chiến của Pháp tại Afghanistan lại dễ quên đến như vậy?
1- Nhầm lẫn với Irak:
Theo ông Pascal Boniface, Giám đốc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), cuộc chiến tại Afghanistan “có thể thấy rõ được” nó đi ngược lại với cam kết của Pháp trong liên minh NATO:
“Một phần dân chúng không biết rằng chúng ta ở Afghanistan chính là bởi nước Pháp đã từ chối cuộc chiến tại Irak và có sự nhầm lẫn giữa hai cuộc chiến này”.
2- Có ít quân được triển khai:
Có hơn một phần trăm quân Pháp được triển khai tại Afghanistan, tức 3.800 quân/360.000 quân nước Pháp hiện có, tức hơn 1/10 của 30.000 quân Pháp đang được triển khai trên toàn thế giới.
Chiến dịch Mushtarak do NATO phát động ngày 12/2 huy động 15.000 người trong đó chỉ có “vài chục” quân Pháp.
3- Một cuộc chiến tranh không phản ánh đúng cái tên của nó
Theo ông Pascal Boniface, “các quan chức chính quyền đã không nói rằng chúng ta đang trong chiến tranh”, điều này dẫn đến sự mập mờ: “Một bộ phận người Pháp nhầm lẫn cuộc can thiệp quân sự này với cuộc chiến tại Ban Căng những năm 1990”.
Ông Etienne de Durand, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) giải thích tại sao “cuộc chiến tranh này” không phản ánh đúng cái tên của nó: “Giải thích đầu tiên đó là văn hoá chiến lược. Trong tư duy của mọi người, từ “chiến tranh” nhắc tới giai đoạn 1914-1918 hay 1939-1945.
Tiếp đó, ngay cả khi chúng ta tham gia vào các chiến dịch của một cuộc chiến đấu, về mặt pháp lý, chúng ta không phải ở trong tình trạng chiến tranh: chúng ta đã không tuyên bố chiến tranh tại Afghanistan”.
Ông Etienne de Durand cũng cho biết thêm là người Pháp đã không chuẩn bị trong giai đoạn đầu của cuộc chiến: “Đã có một sự chuyển giao nhiệm vụ trên mặt đất cho quân đội Pháp. Đầu tiên, nó được giới thiệu như một chiến dịch giúp ổn định một đất nước láng giềng. Nhưng dần dần, tình hình tồi tệ đã dẫn đến phải thực hiện các chiến dịch quân sự. Sự chuyển đổi này không được giải thích”.
Kể từ đó, những thiệt hại về quân số làm dấy lên nỗi đau đớn: trang điện tử của Hiệp hội quốc gia hỗ trợ quân nhân đang chiến đấu có khoảng 350 người đọc/ngày, ghi nhận số người đọc tăng mỗi khi thông báo một quân nhân thiệt mạng.
4- Nhiệm vụ nhân đạo hay sự xâm chiếm của NATO?
Theo ông Justin Vaïsse, Giám đốc Viện Nghiên cứu Brookings Institution, Mỹ, sự giải thích kém cỏi để tham gia cuộc chiến tại Afghanistan của Pháp đã đi ngược lại với lợi ích của người dân: “Tổng thống Nicolas Sarkozy nói rằng chúng tôi đến đây để giải thoát cho những bé gái Afghanistan, tức là ông muốn tranh thủ dư luận Pháp chống lại lực lượng Taliban. Hay nước Pháp có lợi ích an ninh thực sự tại Afghanistan, song điều này còn không cấp thiết bằng Mỹ”.
Không sử dụng từ “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” như cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tuyên bố để can thiệp vào Afghanistan, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói nước Pháp góp phần “bảo vệ nhân quyền và cải thiện điều kiện của phụ nữ”. Trong giai đoạn hai, nước Pháp “cũng thực hiện cho an ninh của riêng nước mình”.
Ông Justin Vaïsse cho biết thêm: “Sự giải thích về nhân quyền đã đi ngược lại với tinh thần ủng hộ của nhân dân Pháp: người ta nói về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bán thực dân hay chính sách Minh ước Đại Tây Dương”.
Ông Etienne de Durand cho biết đó là cách nói vòng vo: “Có một cuộc gặp bất hạnh: chúng ta đã cam kết tham gia cuộc chiến vào thời điểm chúng ta tái gia nhập NATO. Sự quay trở lại NATO đã được thả mồi ngay từ đầu. Chúng ta có cảm giác về một sự vụng về của chính quyền khi nghĩ rằng Afghanistan là cái giá phải trả cho việc quay trở lại NATO”.
5- Một đội quân thiện nghệ mà người ta không quan tâm
Từ khi hoãn gọi nhập ngũ thời Tổng thống Jacques Chirac năm 1996, quân đội Pháp trở thành một đội quân thiện nghệ. Theo ông Justin Vaïsse, việc ngừng gọi nhập ngũ đã nảy sinh chia rẽ trong xã hội Pháp:
“Một bộ phận thiểu số trong xã hội vẫn còn biết về chiến tranh. Đó là những thành phố có quân đồn trú như Tarbes hay các gia đình có người nhập ngũ.
Đối với phần lớn dân số, chiến tranh từ nay trở nên xa vời, bởi lãnh thổ quốc gia không còn bị tranh chấp nữa”.
6- Những binh lính tử trận tại chiến trường: các phương tiện thông tin đại chúng gọi là những “tai nạn”
Ông Justin Vaïsse nhận thấy trong những năm 1990, hàng chục binh sỹ thiệt mạng trong cuộc chiến tại Ban Căng đã không có cảm xúc như khoảng chục lính Pháp thiệt mạng tại Afghanistan ngày 18/8/2008.
Lý do là “chiến tranh truyền thống” đã kết thúc, theo đó những mất mát về con người là “sự thực của chiến tranh”:
“Tháng 8/2008, cái chết của 10 lính Pháp tại Afghanistan đã được đưa tin như một tai nạn, một thiên tai. Các gia đình được đưa đến nơi chôn cất và họ đã phàn nàn”.
Theo ông Etienne de Durand, quy định pháp lý về chiến tranh thật phi lý: “Điều này dẫn đến một sự nhầm lẫn về tri thức, văn hoá, đạo đức về người lính, tức một người cầm vũ khí hợp pháp”.
Ngày 10/2, Toà án binh Paris đã bác đơn khiếu nại của hai gia đình có quân nhân thiệt mạng trong vụ phục kích tại thung lũng Uzbin, Afghanistan.
Theo báo RUE89.com (Bài dịch)