Thứ Bảy, 27/7/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Tư, 30/9/2020 20:42'(GMT+7)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Đồng chí Lê Mạnh Hùng: Cần tạo điều kiện và môi trường để người dân vừa là người tham gia quá trình tổ chức lễ hội, vừa là trình diễn, sáng tạo, vừa thưởng thức và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao nhận thức về văn hóa.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng: Cần tạo điều kiện và môi trường để người dân vừa là người tham gia quá trình tổ chức lễ hội, vừa là trình diễn, sáng tạo, vừa thưởng thức và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao nhận thức về văn hóa.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự tọa đàm có các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, ngày 5/2/2015, Ban Bí thư khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 41 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để  góp phần nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Năm 2020, Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chỉ thị này, trên cơ sở đó, kiến nghị Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình hình mới.

Dự báo Báo cáo đã đánh giá kết quả triển khai, thực hiện Chỉ thị số 41 trên các mặt công tác quán triệt, tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Chỉ thị, đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nêu nguyên nhân của các mặt hạn chế, yếu kém đó; những kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện Chỉ thị; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới.

Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm đều đánh giá cao việc chuẩn bị Dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 41 của Ban Bí thư khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội được chuẩn bị công phu, bài bản, nghiêm túc.

Theo thống kê, hiện nay nước ta có 8.598 lễ hội, trong đó, lễ hội truyền thống là 8.274 , lễ hội văn hóa là 297, lễ hội ngành nghề là 18, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là 9.

GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cho rằng, khi hoàn thiện Báo cáo, cần phân biệt, tách bạch rõ ràng các loại hình lễ hội như lễ hội truyền thống, festival, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài… Cách xác định đúng các loại hình lễ hội sẽ giúp cho việc phân cấp quản lý dễ dàng hơn.

Về phương hướng trong thời gian tới, GS.TS. Lê Hồng Lý cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, những người đang trực tiếp quản lý lễ hội. Cấp ủy đảng, chính quyền và người dân địa phương phải hiểu được hồn cốt, giá trị văn hóa lễ hội của địa phương mình để tuyên truyền cho những người tham dự lễ hội, thổi hồn văn hóa vào các sản phẩm du lịch gắn với lễ hội.

Đồng quan điểm với GS.TS. Lê Hồng Lý, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên trưởng khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, bên cạnh đó, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ cho những người quản lý, trông coi lễ hội, cấp chứng chỉ để góp phần công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Ở một góc độ khác, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ cho rằng, Dự thảo Báo cáo cần đánh giá đúng việc triển khai quy hoạch lễ hội ở các địa phương hiện nay còn chậm. Việc phát hiện chậm và xử lý chưa kiên quyết vụ việc thương mại hóa trong lễ hội, nhất là lợi dụng đức tin của người dân để kiếm lời. Chưa tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân trong xử lý một số nghi lễ trong lễ hội, chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng cách làm của người dân trong giữ gìn di sản văn hóa. Một số địa phương phát triển du lịch “nóng”, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát triển di sản văn hóa.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức: Cần đánh giá đúng việc triển khai quy hoạch lễ hội ở các địa phương hiện nay cònchậm.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức: Cần đánh giá đúng việc triển khai quy hoạch lễ hội ở các địa phương hiện nay còn chậm.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức, trong thời gian tới, Đảng ta phải chỉ đạo rà soát để có quy định rõ điều gì không được làm trong lễ hội, đưa vào thể chế càng sớm càng tốt. Khắc phục tình trạng thương mại hóa, du lịch “nóng” hiện nay. Cần huy động các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học vào cuộc để chỉ rõ giá trị, đề xuất cách làm trong một số vấn đề tổ chức lễ hội…

Phát biểu kết luận tọa đàm, đồng chí Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, lễ hội là của cộng đồng, người dân là chủ thể, vì vậy, cần tạo điều kiện và môi trường để người dân vừa là người tham gia quá trình tổ chức lễ hội, vừa là trình diễn, sáng tạo, lại vừa thưởng thức và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao nhận thức về văn hóa, dưới sự hướng dẫn của các cấp ủy và chính quyền địa phương.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng đánh giá cao những ý kiến, tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong buổi tọa đàm hôm nay. Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 41, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư có những định hướng mới  để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất