Chủ Nhật, 24/11/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 10/10/2013 21:53'(GMT+7)

Tạo khung pháp lý cho các sản phẩm biến đổi gen

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tham quan mô hình khảo nghiệm ngô biến đổi gen. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tham quan mô hình khảo nghiệm ngô biến đổi gen. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Chính vì vậy, việc tạo hành lang pháp lý đối với các sản phẩm biến đổi gen là một vấn đề cấp thiết hiện nay, nhằm tạo cơ sở phục vụ cho sự quản lý của nhà nước đồng thời thúc đẩy hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ sản xuất an toàn để làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Đó là ý kiến phát biểu của giáo sư-tiến sỹ Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam tại buổi Hội thảo góp ý Dự thảo Thông tư “Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (10/10) tại Hà Nội.

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất ý kiến cho rằng sản xuất các sản phẩm biến đổi gen chính là mô hình mang hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp, song cần phải ứng dụng một cách thông minh và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, trong cơ chế nền kinh tế thương mại hóa toàn cầu, việc xây dựng khung hành lang pháp lý chính là bước đệm quan trọng để tạo thương hiệu đảm bảo cho các sản phẩm biến đổi gen.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, việc xây dựng, ban hành văn bản pháp lý này nhằm quản lý chặt chẽ hơn các loài thực vật biến đổi gen trong nước và nhập khẩu vào nước ta để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Điều này góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo điều kiện cho công nghệ sinh học phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng và bước đầu thực hiện đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu của một số loại cây trồng như ngô, đậu tương, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
 
Theo dự thảo Thông tư được xây dựng, thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng một trong hai điều kiện:

Thứ nhất, thực vật biến đổi được Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người và vật nuôi.

Thứ hai, thực vật biến đổi gen được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

Tuy nhiên, đánh giá về nội dung này, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Lê Bá Lịch cho rằng, đối với các sản phẩm biến đổi gen đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ, song nên giản ước hơn nữa các khâu thủ tục đăng ký, xác nhận nhằm giảm bớt được giá cả để sản phẩm nội địa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện mỗi năm nước ta phải nhập hơn 4 triệu tấn đậu tương, khô dầu đậu tương và 1,5 triệu tấn ngô; trong đó có sản phẩm biến đổi gen.

Hiện nay, trong tổng số 28 quốc gia trồng cây biến đổi gen thì 52% diện tích là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Pakistan, Myanmar... với tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm khoảng 11%. Năm 2012 là năm thứ 17 cây trồng biến đổi gen được các nước trên thế giới trồng trên quy mô lớn và diện tích trên 170 triệu ha./.

Thanh Tâm (Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất