Thứ Bảy, 21/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Ba, 25/12/2012 21:39'(GMT+7)

Thách thức kiểm soát mất cân bằng giới tính

Tuyên truyền lưu động về DS-KHHGĐ (Ảnh minh hoạ)

Tuyên truyền lưu động về DS-KHHGĐ (Ảnh minh hoạ)

Trong 51 năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều thành công. Từ một nước có mức sinh rất cao, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 6,4 con vào năm 1960 đến nay xuống còn 1,99 con; tỷ lệ tăng dân số giảm còn 1,04% và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên 73 tuổi.

Năm nay, theo quan niệm của không ít người là năm đẹp để sinh con nhưng với nỗ lực công tác dân số, chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh được 0,1 phần nghìn và đây là năm thứ 4 liên tiếp đat chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên, công tác dân số vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: mức sinh khác nhau giữa các địa phương; chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật tăng; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở một số dân tộc ít người là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh liên tục tăng, từ 110 nam/100 nữ năm 2006 lên 112,3 nam/100 nữ trong năm 2012.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, mất cân bằng giới tính khi sinh rất đáng báo động. Nhiều tỉnh, thành mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở mức rất cao, trên 130 trẻ trai/100 trẻ gái.

Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra là Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng cần phải tận dụng cơ hội này để phát triển đất nước.

Năm 2013, Bộ Y tế tập trung giảm mất cân bằng giới tính khi sinh tại 43 tỉnh, thành thông qua đẩy mạnh tuyên truyền, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, kiểm soát chặt chẽ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm hạn chế lựa chọn giới tính thai nhi./.

(Theo: VGP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất