Thứ Năm, 10/10/2024
Dân tộc - Tôn giáo
Thứ Ba, 21/11/2023 9:35'(GMT+7)

Thanh Hóa: Tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và Đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà gia đình anh Vi Văn Hiểu, dân tộc Mường thôn Pà Van, xã Thành Sơn. Đây là hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà từ Chương trình MTQG 1719

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và Đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà gia đình anh Vi Văn Hiểu, dân tộc Mường thôn Pà Van, xã Thành Sơn. Đây là hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà từ Chương trình MTQG 1719

ĐỔI THAY Ở QUÊ HƯƠNG BÁ THƯỚC

Bá Thước là huyện miền núi cao, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 120 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên của huyện là 77.757,20 ha. Dân số năm 2022 là 103.837 người, gồm có 3 dân tộc chính là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 54,12%, dân tộc Thái chiếm 31%, dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 14,88%. Bá Thước thuộc huyện nghèo (Quyết định số Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022), huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 20 xã và 1 thị trấn, với 205 thôn, phố. Với 15 xã khu vực 1, 5 xã khu vực 2 và 1 xã khu vực 3; 51 thôn đặc biệt khó khăn.

Mặc dù là huyện miền núi có đông đồng bào DTTS, nhưng khi triển khai Chương trình MTQG 1719, huyện Bá Thước đã có bước phát triển mạnh trong những năm qua, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi thay tích cực.

Tính đến tháng 10/2023, huyện Bá Thước đã đạt được 2/8 chỉ tiêu theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: 2021-2025. Huyện đã tập trung khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt có nhiều nghiên cứu cách làm hay, tạo sự khác biệt trong phát triển du lịch cộng đồng như một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng thôn Pù Luông, xã Thành Sơn; công trình đường giao thông nông thôn thôn Báng, xã Thành Sơn…

Huyện đã tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án, như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 47 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 414 hộ ở 17 xã; xây dựng 01 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng với diện tích trên 7.000ha. Xây dựng 12 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Phổ thông Dân tộc nội trú trung học cơ sở Bá Thước; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; đầu tư xây dựng 71 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...

CƠ BẢN ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ ĐỀ RA

Triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025. Ban Chỉ đạo đã ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo, các đơn vị cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã, tạo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giữa các cấp, các ngành.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng trong việc sắp xếp, ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn...

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng trong việc sắp xếp, ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn...

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản quản lý điều hành theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ để thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, tiến độ ban hành các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chương trình thuộc trách nhiệm của tỉnh được thực hiện kịp thời, cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, dự toán cho chương trình và trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; trên cơ sở nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao kế hoạch bảo đảm theo quy định.

Về tiến độ giải ngân, tổng vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2023 là: 1.154.375 triệu đồng, trong đó: Vốn thực hiện năm 2022 được phép kéo dài sang năm 2023 giải ngân là 89.406 triệu đồng, đạt 39,88% (vốn đầu tư: 64.233 triệu đồng, đạt 56,47%; vốn sự nghiệp: 25.173 triệu đồng, đạt 22,79%). Vốn thực hiện năm 2023, đã giải ngân 59.509 triệu đồng, đạt 9,36% kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết (vốn đầu tư: 55.232 triệu đồng, bằng 20,69%; vốn sự nghiệp: 4.277 triệu đồng, bằng 1,16%).

Thực hiện các mục tiêu, đến nay các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra: Cụ thể mục tiêu giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ tiêu giao giảm 3%/năm, kết quả năm 2022 đạt 5,88%, năm 2023 dự kiến đạt 4,5%. Các mục tiêu khác như: Mục tiêu, chỉ tiêu về hạ tầng giao thông, tỷ lệ số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp, mục tiêu, chỉ tiêu về thông tin, truyền thông… đều đạt chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến phân bổ kế hoạch vốn của một số dự án của các Chương trình MTQG còn chậm, việc triển khai, giải ngân vốn chậm. Cùng với đó, thủ tục giải ngân, cơ chế hỗ trợ... của một số dự án, tiểu dự án cụ thể còn nhiều vướng mắc.

Để bảo đảm tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn, tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, UBDT và các bộ, ngành liên quan tháo gỡ, giao dự toán ngân sách Trung ương hằng năm theo Chương trình MTQG; không giao chi tiết theo dự án thành phần, lĩnh vực sự nghiệp chi. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, bổ sung đối tượng các DTTS còn gặp nhiều khó khăn được hỗ trợ có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng để chăn nuôi, phát triển sản xuất qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi xuất ưu đãi đặc biệt.

Sửa đổi, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung thực hiện Chương trình MTQG 1719 làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chương trình bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, dễ thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. Có giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng thuộc các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, nhằm bảo đảm các chế độ chính sách an sinh xã hội giúp đồng bào giảm bớt khó khăn...

Tỉnh cũng kiến nghị việc tháo gỡ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất. Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục giải ngân, cơ chế hỗ trợ đối với một số dự án, tiểu dự án cụ thể thuộc Chương trình, ví dụ như: Trồng dược liệu dưới tán rừng; tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; hỗ trợ đất sản xuất; đầu tư cho nhóm DTTS rất ít người....

 Bá Tường

 

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất