Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam là một tổ
chức mới ra đời với nhiều chức năng, nhiệm vụ hữu ích và phù hợp với
xu thế phát triển điện ảnh.
Ngày 25/7, tại Hà Nội diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam.
Việc thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt
Nam phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh;
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đáp ứng
được mong muốn của nhà làm phim Việt Nam có một tổ chức hỗ trợ và bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời phù hợp với xu hướng phát
triển của điện ảnh thế giới.
Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề
nghiệp hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và sự quản lý
của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp
hội. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản theo
quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại TP. Hà Nội.
Hiệp hội tập hợp các tổ chức, doanh
nghiệp và cá nhân làm công tác sản xuất phim, các nhà đầu tư, xúc tiến
phát triển điện ảnh Việt Nam; các tổ chức cá nhân có xu hướng hỗ trợ cho
các hoạt động đầu tư sản xuất, liên doanh, liên kết với các
nhà làm phim trong nước và quốc tế, phát triển nội lực điện ảnh
Việt, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu điện ảnh Việt
Nam, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh chất lượng cao, mở rộng hợp
tác quốc tế điện ảnh, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua phim ảnh.
Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện
ảnh Việt Nam là một tổ chức mới ra đời với nhiều chức năng,
nhiệm vụ hữu ích và phù hợp với xu thế phát triển điện ảnh.
Hiệp hội đặt mục tiêu gia nhập, đặt mối
quan hệ hợp tác giữa Hiệp hội với các tổ chức điện ảnh khu vực và quốc
tế (Mạng lưới Ủy ban Điện ảnh Châu Á (AFCnet), Hiệp hội các nhà sản
xuất phim Châu Á Thái Bình Dương (Federation of Motion Pictures
Producers in Asia-Pacific (FPA), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA), Ủy ban
Điện ảnh Hoa Kỳ (AFC), Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), Mạng lưới
khuyến khích phát triển điện ảnh Châu Á (NETPAC), UNIJAPAN của Nhật Bản,
Ủy ban điện ảnh Châu Âu, Ủy ban Điện ảnh của các quốc gia khác
có quan hệ truyền thống với điện ảnh Việt Nam, các Quỹ Điện ảnh
và các Liên hoan phim quốc tế…) cũng như quảng bá hình ảnh và hoạt
động của Hiệp hội tại các liên hoan phim và hội chợ phim quốc
tế; các liên hoan phim và tuần phim Việt Nam ở nước ngoài, các
cuộc hội thảo quốc tế.
Về mặt chính sách, Hiệp hội cũng đặt mục
tiêu tham gia tư vấn, đề xuất ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền về
xây dựng chủ trương, chính sách ưu đãi, chiến lược phát triển ngành sản
xuất phim nói riêng và ngành công nghiệp điện ảnh nói chung tại Việt
Nam; tham gia thẩm định, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nghề
nghiệp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
Trong đó, trọng tâm là góp ý dự thảo
Luật Điện ảnh (sửa đổi), đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các
dự án sản xuất phim của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
chính sách cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền trong kinh doanh
điện ảnh./.
Nhật Nam (VGP)