Chủ Nhật, 29/9/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 15/7/2016 20:31'(GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng xây dựng cơ chế huy động nguồn lực phát triển

Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 65 dự án của các nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn đăng ký hơn 7.635 tỷ đồng. Qua đó đưa, tổng số dự án của các nhà đầu tư thành phố tại tỉnh Lâm Đồng còn hiệu lực lên 159 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 24.300 tỷ đồng, trong đó có 87 dự án đang triển khai với vốn thực hiện hơn 6.880 tỷ đồng. Các lĩnh vực được tập trung đầu tư là nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, giáo dục đào tạo, công nghiệp, thủy điện...  

Các dự án đầu tư đã góp phần tạo việc làm và chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến cho nông dân địa phương. Một số mô hình có triển vọng như chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, trồng rừng kinh tế ...đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lãnh đạo hai địa phương đều nhận định việc hợp tác trong nông nghiệp đã góp phần ổn định và mở rộng được thị trường, nâng cao sản lượng, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, nông lâm sản của tỉnh Lâm Đồng. ... Thời gian qua, thị trường thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 60% sản lượng rau và 30% lượng hoa của Lâm Đồng. 

Trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ - thương mại các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng 50 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng. Điển hình nhiều dự án khu du lịch như Khu du lịch rừng Madagui, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, Trúc Lâm Viên, Làng Cù Lần, Sao Đà Lạt… Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách Thành phố Hồ Chí Minh và du khách quốc tế đến từ Thành phố. Một số doanh nghiệp du lịch tại Lâm Đồng đã kiên kết với các cơ sở đào tạo tại thành phố để tổ chức các lớp đào tại chỗ cho nhân viên. 

Theo đánh giá của lãnh đạo hai địa phương, chương trình hợp tác, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp của hai địa phương đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả nhất định ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ,... và các chương trình an sinh xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy được tiềm năng và lợi thế của hai địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng cho biết: Chương trình hợp tác giữa hai địa phương đã mang lại hiệu quả cao, nhất là trong các lĩnh vực thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, du lịch có chất lượng... đồng thời, góp phần quản bá hình ảnh Lâm Đồng đến người dân thành phố và bạn bè quốc tế.  Mặt khác, cộng đồng doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương. 

Hướng đến giai đoạn hợp tác mới, ông Nguyễn Xuân Tiến bày tỏ mong muốn được đón chào làm đầu tư mới từ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh cùng Lâm Đồng thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu quảng bá nông sản; xây dựng trung tâm giao dịch hoa, chợ đầu mối nông sản tại Lâm Đồng. Cạnh đó, Lâm Đồng cũng mong muốn hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh về dịch vụ - du lịch chất lượng cao trên cơ sở phát huy tiêm năng thế mạnh về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, kiến trúc văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, Lâm Đồng  cũng mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng Đà Lạt là trung tâm giáo dục chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đa ngành tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Đánh giá các nội dung hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian tới rất toàn diện, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các nội dung hợp tác không chi phục vụ yêu cầu trước mắt mà kể cả lâu dài, quán triệt ý nghĩa sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X Đàng bộ tỉnh Lâm Đồng và Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 

Trong thực tiễn chi đạo điều hành, ông Đinh La Thăng đề nghị lãnh đạo hai địa hết sức quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là hợp tác, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các lĩnh vực tinh Lâm Đồng đang mời gọi như phát triển các tam giác du lịch: thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Phan Thiết và thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang; hợp tác nghiên cứu, khảo sát và khai thác các tuyến, điểm du lịch mới nối Lâm Đồng với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thương mại đồng thời tăng cường hợp tác cung ứng nông sản cho các chợ đầu mối, siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển hệ thống trung tâm thuơng mại, chợ, siêu thị tại tỉnh Lâm Đồng; triển khai dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng dụng công nghệ cao tại Đà Lạt; xây dựng bệnh viện vệ tinh chuyên Khoa Ung bướu, bệnh viện Nhi Lâm Đồng...

Để phát huy được thế mạnh cũng như kết nối hiệu quả giữa hai địa phương, ông Đinh La Thăng cho rằng, phát triển giao thông là yếu tố quan trọng nhất. San bay Liên Khương mỗi này chỉ có mấy chuyến bay về Thành phố Hồ Chí Minh thì không thể để đáp ứng được nhu cầu. Muốn du lịch phát triển phải kết nối đường hàng không, ngoài ra cần phải sớm hoàn thành tuyến đường Quốc lộ 20, triển khai thực hiện đường cao tốc Liên Khương - Dầu Giây, trước mắt làm đoạn Dầu Giây - Tân Phú.

Chương trình ký kết hợp tác tạo tiền đề cho các ngành và các doanh nghiệp của hai địa phương chủ động ký kết hợp tác kinh doanh theo ngành, lĩnh vực; tích cực nghiên cứu, khảo sát và tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương và của nước nói chung./.

Trần Thụy Du

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất