Thứ Năm, 3/10/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Sáu, 25/5/2012 16:17'(GMT+7)

Thảo luận về Luật giáo dục đại học: Đa số ý kiến tập trung vào hoạt động của cơ sở giáo dục

Theo nhiều đại biểu cần làm rõ chức năng của cơ sở giáo dục. Ảnh: MH

Theo nhiều đại biểu cần làm rõ chức năng của cơ sở giáo dục. Ảnh: MH

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề cập đến một số vấn đề về cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây, ở Mục b là cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, tôi đề nghị thay cụm từ "tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân" thành "tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế hoặc cá nhân do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất". Nếu quy định như vậy thì chỉ có doanh nghiệp tư nhân, tổ chức kinh tế tư nhân người ta mới thành lập được đại học tư thục, thực tế ở Bình Dương đã có trường Đại học quốc tế miền Đông được phép thành lập đã đi vào đào tạo, được thành lập từ một doanh nghiệp nhà nước của Bình Dương cho nên tôi đề nghị chỉnh sửa quy định này.

Hai là, cũng trong Khoản 1 có câu là cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong những hoạt động khác, tôi không rõ chữ "hoạt động khác" là gì, cơ sở giáo dục đại học thì nó được tự chủ trong công tác đào tạo, trong nghiên cứu khoa học, trong hợp tác quốc tế, trong tổ chức và nhân sự, trong tài chính và tài sản v.v... thì được rồi còn được tự chủ "trong hoạt động khác" thì nó ở chỗ này, nhưng doanh nghiệp thì nó khác còn đây là cơ sở giáo dục đại học thì còn hoạt động khác nào nữa. Nếu nhóm đào tạo thấy rằng có hoạt động nào khác mà có thể tự chủ được thì nên đưa ra.

Khoản 2 có ghi cơ sở giáo dục đại học không đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy theo mức độ bị hạn chế quyền tự chủ, điều này tôi xin phép được trao đổi lại thêm một ý. Thật ra quyền tự chủ tôi rất nhất trí với thuyết trình là việc tự chủ được xem là thuộc tính của cơ sở giáo dục đại học, là xu thế quốc tế chứ không thể nào tránh được. Điều đó rất đúng, ví dụ nó cũng giống như hơi thở đối với con người, người ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc, chứ không thể nhịn thở được. Nếu ở đây chúng ta xác định quyền tự chủ giống như một phần thưởng, nếu làm tốt thì ta thưởng cho quyền tự chủ, làm không tốt thì ta phạt, ta cắt bớt quyền tự chủ như vậy là không được. Quyền tự chủ không phải là mục đích ta hướng tới. Vì vậy, cho nên không tính tới việc đó. Tôi thấy để thành lập đưa vào tiến hành hoạt động cơ sở trường đại học thì phải qua hai bước, bước thứ nhất là quyết định thành lập do Thủ tướng Chính phủ ký, bước thứ hai là có quyết định được phép đào tạo, như vậy rất nhiều điều kiện, quy định rất chặt chẽ. Cho nên theo tôi cơ sở trường đại học nào đã đầy đủ các quyết định đó thì đương nhiên có thuộc tính của nó là quyền tự chủ. Cho nên tôi đề nghị phải viết lại Điều 33 về quyền tự chủ các trường đại học.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) lại tập trung phân tích về hoạt động của hội đồng trường: Hội đồng trường là một thiết chế không thể thiếu đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, vì thành lập Hội đồng trường chính là để giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và việc quy định thành lập hội đồng trường phù hợp với Luật Giáo dục năm 2005 và với điều lệ trường đại học năm 2011, điều lệ trường cao đẳng năm 2008. Tuy nhiên để hội đồng trường, hội đồng quản trị ở các cơ sở giáo dục đại học hoạt động đảm bảo có chất lượng, có hiệu quả, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện một cách chi tiết, dễ nhận biết, dễ hiểu, dễ thực hiện, gắn trách nhiệm, quyền hạn một cách cụ thể đối với từng đối tượng trong hội đồng. Cũng cần quy định các mối quan hệ giữa các tổ chức tham gia trong hội đồng. Quy định có sự kiểm tra giám sát xử lý sai phạm một cách đúng mực sẽ tránh được việc hoạt động hình thức không hiệu quả, tránh sự nhìn nhận không đúng về hội đồng trường cho là không hiệu quả.

Tóm lại tôi thiết nghĩ luật ban hành kỳ này nếu không tính đến những quy định điều chỉnh ràng buộc đối với hoạt động chất lượng, hiệu quả của các cơ sở giáo dục đại học thì không biết đến bao giờ mới khắc phục được những vấn đề bất cập như đã nêu. Tôi cũng đề nghị cần tăng cường trách nhiệm quản lý và xử lý đối với các cơ sở giáo dục đại học có sức hoạt động yếu, không hiệu quả, không đảm bảo chất lượng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Tôi nhận thấy thời gian qua, đặc biệt là năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra xử lý rất quyết liệt, rất nghiêm đối với những trường hợp các cơ sở giáo dục hoạt động yếu, kém hiệu quả. Tôi rất tán thành với cách làm của Bộ. Tôi chỉ mong muốn nghiên cứu bổ sung để có cơ sở pháp lý cho Bộ thực hiện biện pháp quản lý của mình.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) tham gia góp ý hai vấn đề, thứ nhất, về xã hội hóa giáo dục đại học, đây là chủ trương đưa ra từ nhiều năm nay, đã có nhiều văn bản qui định nhưng việc triển khai còn rất chậm, thậm chí lệch hướng sang thương mại hóa giáo dục đại học. Với qui định tại Khoản 3, Điều 7 dự thảo luật về cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Chúng ta đã chính thức chấp nhận sự tồn tại của thị trường giáo dục và đồng nghĩa với việc chấm dứt cuộc tranh luận mà có hay không có, nên chấp nhận hay không chấp nhận loại thị trường này ở nước ta.

Thực ra sự tồn tại thị trường giáo dục không phải là thảm họa, tuy nhiên chúng ta cần phải đưa vào luật phân biệt như thế nào cho nó rõ ràng hai loại hình dịch vụ giáo dục, đó là dịch vụ vì mục đích lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận, có như thế thì chúng ta mới có những chính sách nó phù hợp với mỗi loại hình. Nhưng qui định như dự thảo luật theo tôi chưa ổn, cụ thể tại Khoản 7, Điều 4 giải thích như thế này: cơ sở giáo dục đại học tư thục là cơ sở giáo dục loại hình có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, nếu cần lợi nhuận tích lũy hàng năm là tài sản chung không chia để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ. Theo Điều 16 trường tư thục thành lập Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu nhà trường có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, đây là cơ quan có thẩm quyền và quyết định cao nhất về đường lối phát triển của nhà trường theo như quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục. Từ những qui định trên cho thấy việc chấp nhận chia lợi tức và dành thẩm

Trong phiên họp sáng nay Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến Dự thảo luật Giáo dục đại học, qua phát biểu đa số các đại biểu Quốc hội đã hoan nghênh và nhất trí cao với bản Báo cáo tiếp thu giải trình và chỉnh lý mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình trước Quốc hội. Những nội dung cụ thể các vị đại biểu góp ý kiến sẽ được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tiếp thu và giải thích thêm trong quá trình biên soạn và chỉnh lý. Tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với các vị là Ban soạn thảo và Cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh dự luật này để trình Quốc hội.

Đặc biệt một số ý kiến đã góp ý kiến về việc đó là làm sao có một số điều liên quan đến một số tổ chức và các trường ngoài công lập hiện nay chưa được có ở trong Dự thảo luật kể cả các cơ sở giáo dục và tôn giáo, các trường ngoài công lập và một số mô hình... Tới đây trong quá trình chuẩn bị hoàn thiện, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu nghiêm túc và tiếp thu các ý kiến này. /.

Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất