Thứ Tư, 9/10/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 4/8/2008 11:10'(GMT+7)

Thấy gì qua phát triển giáo dục- đào tạo ở một số quốc gia phát triển?

Năm 2005, toàn nước Nhật Bản có 726 trường đại học, với 569 trường có đào tạo sau đại học, 488 trường cao đẳng, 63 trường cao đẳng công nghệ và 3.439 trường cao đẳng chuyên ngành. Tổng số sinh viên đang theo học là 4.181.829, trong đó có 164.550 học viên cao học và 74.907 nghiên cứu sinh. Mỗi năm các trường cao đẳng và đại học của Nhật Bản tuyển mới khoảng 1,1 triệu sinh viên, trong đó có hơn 100.000 người sau đại học.

Qua nghiên cứu tình hình phát triển giáo dục của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc cho thấy, giáo dục và đào tạo của các nước này đều rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .

1- Quy mô'giáo dục đào tạo của các cấp học, trình độ đào tạo tăng nhanh và đạt mức cao

Trong giại đoạn đầy mạnh công nghiệp hoá, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Trung Quốc.. đều tập trung giải quyết tốt nhiệm vụ mở rộng quy mô giáo dục phổ thông, coi đó là nền móng của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá. So với dân số trong độ tuổi, tỉ lệ học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng dần theo nhịp độ công nghiệp hoá và có nước đã đạt mức 90%. Tỉ lệ dân cư Nhật Bản trong độ tuổi 25 - 34 đã tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 90%. Tỉ lệ dân cư từ 55 - 64 tuổi có bằng trung học phổ thông của Nhật Bản đứng thứ 10 trọng số 30 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Hàn Quốc đã phổ cập giáo dục tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông trong thập kỷ 1960, thập kỷ 1970; năm 1980, tỉ lệ học trung học cơ sở là 96,8%, năm 1989, tỉ lệ học trung học phổ thông, bao gồm cả trung học nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 90,1 %. Trung Quốc, đến cuối năm 1997, có 65% dân số cả nước đã được phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, tăng 47% so với năm 1993 , tỉ vệ học sinh vào học trung học cơ sở là 87%, tăng 15% so với năm 1992; tỉ lệ người trong độ tuổi thanh niên, trung niên mù chữ giảm xuống còn 6%, giảm 4% so với năm 1992.

Giáo dục đại học cũng phát triển rõ rệt về quy mô, loại hình và phương thức đào tạo, nhờ đó, tỉ lệ sinh viên đại học và số lượng thạc sĩ, tiến sĩ đều ở mức cao, hàng năm bổ sung cho đội ngũ trí thức một lượng lớn nhân tài về nhiều lĩnh vực. Năm 2005, toàn nước Nhật Bản có 726 trường đại học, với 569 trường có đào tạo sau đại học, 488 trường cao đẳng, 63 trường cao đẳng công nghệ và 3.439 trường cao đẳng chuyên ngành. Tổng số sinh viên đang theo học là 4.181.829, trong đó có 164.550 học viên cao học và 74.907 nghiên cứu sinh. Mỗi năm các trường cao đẳng và đại học của Nhật Bản tuyển mới khoảng 1,1 triệu sinh viên, trong đó có hơn 100.000 người sau đại học. Từ năm 1992 - 1997, số nghiên cứu sinh đào tạo tại các trường đại học cơ bản và chuyên ngành của Trung Quốc là hơn 8 triệu. Mặc dù là nước có trình độ phát triển thấp hơn Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xin-ga-po, nhưng tỉ lệ thạc sĩ và tiến sĩ ở Trung Quốc đã đạt mức 4 thạc sĩ và 5 tiến sĩ trên100.000 dân. Đặc biệt ấn tượng là tỉ lệ học đại học ở Hàn Quốc đã tăng từ khoảng 5% vào những năm 1950 lên tới 78% vào năm 2000, cao hơn nhiều nước trong OECD.

2- Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển bền vững và có chất lượng cao

Hệ thống giáo dục quốc dân của các nước nói trên đều phát triển ổn định và thống nhất trên cơ sở đa dạng hoá về loại hình tổ chức gồm công lập, tư thục và phương thức đào tạo, gồm : chính quy, hàm thụ, tại chức, đào tạo từ xa, tự học, đào tạo tại công ty, xí nghiệp.:. đáp ứng tốt nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc và học tập suốt dời của mọi người.

Bên cạnh hệ thống nhà trường phổ thông bình thường, các cơ sở bồi dưỡng, đào tạo đặc biệt dành cho thanh thiếu niên có năng khiếu, sở trường đặc biệt được quan tâm phát triền nhằm tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Xin-ga-po là nước quan tâm nhiều tới đào tạo năng khiếu và phát triển tài năng với mục đích nuôi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển của quốc gia. Chương trình giáo dục tài năng (GEP) đã được xây dựng và triển khai nhằm hỗ trợ các học sinh phát triển năng khiếu trên các phương diện : kiến thức, quá trình học tập, cách trình bày kết quả và tạo dựng môi trường học tập phù hợp với chương trình đào tạo của học sinh năng khiếu. Các trường có thể lựa chọn sử dụng chương trình GEP để áp dụng cho mình.

Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, xin-ga-po được xếp thứ hạng cao trong các đánh giá quốc tế về chất lượng giáo dục phổ thông.

Hệ thống đào tạo đại học, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá và khi bước vào nền kinh tế tri thức. Các nước đều có các trường đại học với chất lượng nghiên cứu và đào tạo hàng đầu thế giới. Theo bảng "Xếp hạng các trường đại học hàng đầu trên thế giới" năm 2007 do Đại học Giao thông Thượng Hải lập thì Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản luôn đứng đầu trong hệ thống giáo dục đại học thế giới. Đây cũng chính là các quốc gia hàng đầu trong sáng tạo và thương mại hoá các thành tựu khoa học và công nghệ cũng như có các nhà khoa học đoạt giải Nô-ben (Việt Nam không có bất kỳ trường đại học nào được đưa vào bảng xếp hạng, kể cả bảng 500 trường).

3- Công bằng giáo dục được thực hiện với nỗ lực cao nhất

Giáo dục bắt buộc 9 năm, miễn phí ( bao gồm tiểu học 6 năm và trung học cơ sở 3 năm) trở thành nhu cầu và biện pháp cơ bản để thực hiện xoá mù chữ và nâng cao dân trí. Giáo dục trung học 12 năm tuy không là giáo dục bắt buộc (nhà nước không cam kết trợ giúp cho dân) nhưng việc phổ cập trình độ giáo dục trung học 12 năm đang trở thành hiện thực ở các nước có nền kinh tế phát triển. Các loại hình nhà trường, trong đó có trường công lập, luôn mở cửa cho tất cả trẻ em thuộc các cộng đồng dân cư, các dân tộc sinh sống trên đất nước đến học tập. Tỉ lệ học sinh nữ trong tổng số học sinh tiểu học và trung học đều đạt trên 45%. Các phương thức đào tạo đa dạng hoá đã mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người. Đến năm 2005, về cơ bản có khoảng một nửa số dân các nước này đã hoàn thành giáo dục trung học và từ 25% - 35% dân số hoàn thành các bậc giáo dục cao hơn. Tình hình đó đã góp phần nhất định vào việc nâng cao số năm đi học bình quân đầu người của các nước ( trên 8 - 9 năm).

Những thành tựu nói trên đã tạo nên mặt bằng dân trí cao, góp phần tạo nên học vấn phổ thông vững chắc để tiếp thu công nghệ cao, đồng thời góp phần to lớn vào việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng bổ sung và phát triển đội ngũ trí thức đông đảo, không ngừng sáng tạo, phát minh, sáng chế, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

PV tổng hợp

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất