Thứ Tư, 9/10/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 9/7/2008 14:39'(GMT+7)

Khắc phục thực trạng vô trách nhiệm, vô cảm trước cái ác, trước nỗi đau của đồng bào

Nhưng bên cạnh phong trào từ thiện mang tính quần chúng đang ngày một mở rộng, bên cạnh bao tấm lòng vị tha cao cả, tấm gương quên mình thánh thiện cưu mang cứu giúp những người hoạn nạn, trong xã hội ta cũng lại tồn tại tình trạng vô cảm, vô trách nhiệm trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại, trước thân phận những con người khổ nạn. Thói vô trách nhiệm, vô cảm trước cái ác, cái xấu tồn tại bên cạnh những hành động nghĩa hiệp, những tấm gương nhân ái cao cả càng gây sốc, gây bất bình trong cộng đồng.

Gần đây nhất, đang gây nỗi nhức nhối trong dư luận là sự vô cảm, vô trách nhiệm trước nỗi đau của em Nguyễn Thị Bình - nguời làm thuê cho vợ chồng chủ quán phở Chu Minh Đức - Trịnh Hạnh Phương tại phố Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân-Hà Nội.

Hơn 10 năm, em Bình đã bị chủ quán bóc lột dã man, hạ nhục tàn bạo, tra tấn cực hình. Vậy mà em Bình đã phải cô đơn âm thầm nhẫn chịu đằng đẵng suốt ngần ấy năm trời. Bên cạnh em là tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước, bao tổ chức đoàn thể, là đồng bào bà con xóm giềng ngõ phố mà tịnh không có một ai can thiệp, cứu giúp. Sau ngót 13 năm mới có một cụ bà Hà Thị Bình 70 tuổi giải thoát cho em.

Trường hợp em Nguyễn Thị Bình là trường hợp nghiêm trọng được phanh phui muộn mằn trước công luận, liệu còn bao nhiêu người dân ta đang bị áp bức bóc lột tàn tệ với các mức độ khác nhau ở các địa phương chưa bị phanh phui, còn bao nhiêu người đang cô đơn âm thầm chịu bóc lột, áp bức hà khắc không được một cánh tay nâng đỡ, ngày lại ngày phải gánh chịu những nỗi tổn thất lớn lao về tinh thần và thân thể.

Mà chúng ta từng biết, đâu phải chỉ có một nạn nhân dạng Nguyễn Thị Bình. Năm 2006 dư luận từng bức xúc về trường hợp cô Bùi Thị Phương cũng bị bóc lột và hành hạ gần như em Bình ở nhà hàng Thanh Loan, Lương Sơn, Hoà Bình - cho đến nay kẻ gây tội ác vẫn chưa bị trừng phạt. Và xin kính mời bạn đọc khả kính đọc đoạn tự truyện của cô gái mù Nguyễn Thanh Tú kể về thân phận một người cùng cảnh mù loà như mình trong cuốn “Tôi mù?” do Nhà xuất bản Hội nhà văn mới xuất bản cuối năm 2006:

“Bố mẹ mất sớm, cô H. ở với anh. Cô khá xinh. Tên anh trai buộc cô phải ngủ với hắn. Sau nhiều lần chống cự, bị đánh quá đau, cô đành chấp nhận. Đã vậy để khuất phục cô hoàn toàn, tên anh chỉ cho cô ăn mỗi bữa lưng bát cơm. Cô còn bị buộc phải tiếp khách làng chơi để thằng anh đốn mạt ngồi xem và thu tiền. Rất nhiều người, kể cả chính quyền biết chuyện, song không ai can thiệp, mà sau đó được cụ Nhuận (là một người mù, từng là Chủ tịch hội người mù Việt Nam - NTT).

Tình cảnh đã diễn ra với những người như em Nguyễn Thị Bình, cô Bùi Thị Phương, cô gái mù H. nêu trên đây, nói lên điều gì?

Nó nói rằng :Thói vô trách nhiệm, vô cảm trước sự lộng hành của cái ác, trước nỗi đau xé ruột của đồng bào mình ở xã hội ta lúc này không hiếm; chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm bằng nhiều biện pháp tích cực sớm khắc phục hiện trạng đau buồn này, bởi lẽ xã hội ta là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà sự vô cảm trước nỗi đau do cái ác gây nên chính là sự dung túng tiếp tay cái ác.

Để xảy ra tình trạng trên, trước hết cần xem xét trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể địa phương. Cái ác lộng hành ở địa bàn kéo dài đến vậy mà tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở gần gũi với nạn nhân không can thiệp, ngăn chặn, trừng phạt thì rõ ràng là sự vô trách nhiệm đáng phê phán nghiêm khắc. Người đại diện cơ quan công quyền địa phuơng cơ sở như UBND phuờng Thượng Đình không thể biện bạch lẩn tránh trách nhiệm với lý do tự cho rằng khách quan, bất khả kháng là: “Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng”, “Chúng tôi không hề biết vì không được phản ánh, báo cáo...”. “Thực sự ngỡ ngàng”, “không hề biết”..., đó không gì khác là quan liêu, là quá xa dân, là vô trách nhiệm, là năng lực tổ chức quản lý, kiểm tra yếu kém. Biết rồi mà làm ngơ như công an phường Thượng Đình, người dân bốn lần tới trụ sở công an phường báo cáo về hành vi phạm pháp của vợ chồng chủ quán phở mà nguời đại diện cho cơ quan có trách nhiệm bảo vệ pháp luật chỉ tác trách trả lời: “Được, bà cứ về đi, chúng tôi có trách nhiệm” rồi bỏ mặc đấy là đáng lên án, đáng chịu kỷ luật.

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội xác định đúng trách nhiệm của các cơ quan liên quan để xảy ra vụ việc áp bức em Bình: Để xảy ra vụ việc này ngoài việc xử lý nghiêm vợ chồng chủ quán phở đã hành hạ em Bình, các cơ quan chức năng cũng cần phải xử lý nghiêm túc trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước như tổ dân phố, cảnh sát khu vực, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể.

Bà Trần Thị Quốc Khánh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội cũng đã nhận định: “Có thể nói đây là một thông tin gây chấn động nhân tâm và là một vấn đề đáng báo động về hiệu quả thực sự của chính quyền cơ sở” (Báo Tiền phong điện tử ,8-11-2007).

Đồng chí Bí thư thành uỷ Hà Nội đã có thái độ nghiêm khắc, chỉ rõ việc các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương để xảy ra một vụ án thương tâm như thế giữa lòng Thủ đô trong một thời gian dài là không thể rũ bỏ trách nhiệm; đồng chí đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm, kỷ luật chính quyền và công an nơi em Nguyễn Thị Bình bị chủ hành hạ.

Công luận đều nhất trí nhìn nhận: cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương phải là người chịu trách nhiệm trước hết. Do vậy, trước hết cần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý xã hội, đề cao trách nhiệm thực hiện tốt mọi chức năng nhiệm vụ và đặc biệt bồi đắp đầy đặn lòng nhân ái, tình thương dân của những người có trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, đoàn thể. Đó là việc rất cần thiết góp phần lớn để không còn xảy ra tình trạng như vụ việc hành hạ công dân Nguyễn Thị Bình.

Cùng với trách nhiệm của cơ quan công quyền và các đoàn thể là trách nhiệm của bà con trong cộng đồng xóm giềng ngõ phố. Cư trú ngay bên cạnh nơi em Bình sinh sống, làm việc ngày ngày, có không ít cơ hội tiếp xúc với em mà suốt hơn 10 năm để riêng em chịu nỗi cơ cực đến vậy, bà con mình không bằng cách này cách khác ra tay cứu giúp em thoát khỏi địa ngục trần gian thì đó cũng biểu hiện rõ sự vô cảm thật đáng trách. Có một thực tế không thể không tính đến là sự vô cảm của người dân quanh vùng phần nhiều nảy sinh ra và được dung dưỡng do nỗi sợ hãi sự trả thù của kẻ gây tội ác khi chúng bị tố giác, bị ngăn chặn. Bọn côn đồ tấn công trả thù người tố giác và nỗi sợ hãi của người tố giác là có thực, hơn nữa khá phổ biến. Báo chí phản ánh: ở chợ Thượng Đình mọi người xung quanh hầu hết đều biết em Bình bị áp bức nhưng ai cũng sợ, không dám can thiệp, tố giác kẻ ác. Không hiếm hiện tượng đông đảo hành khách và cả lái xe, phụ xe trên chuyến xe khách cứ ngồi yên vị để hai ba thằng lưu manh côn đồ cướp giật tài sản của người đồng hành trên xe rồi ung dung nhảy xuống xe chuồn thẳng an toàn. Không hiếm người bán hàng ở chợ mục kích rõ ràng kẻ cắp rạch túi người khách đang mua hàng của mình mà im thin thít, cứ để mặc nó hành động, chờ nó đi xa rồi mới thông tin cho khách... Và còn bao hiện tượng cụ thể khác tuơng tự như thế nữa, kể ra không xuể. Thực tế cho thấy đã có người tố giác kẻ xấu bị lãnh đủ tai hoạ do chúng gây nên.

Tình hình trên tồn tại là do pháp luật và các hoạt động của các cơ quan bảo vệ người tố cáo cái ác chưa có hiệu lực; cũng lại do người dân ta quá nhát gan, quá bảo trọng cá nhân mình, chưa biết gắn kết với nhau thành lực lượng đủ mạnh cần thiết để trấn áp cái ác. Ai cũng sợ cái ác thì cái ác ngang nhiên lộng hành. Trong tình hình hiện nay, cụ bà Hà Thị Bình xứng đáng được coi là người dũng cảm và xứng đáng được UBND thành phố Hà Nội biểu dương khen thưởng.

Do vậy, xây dựng pháp luật nghiêm minh, hoàn thiện, đủ hiệu lực bảo vệ người tố giác, đấu tranh chống cái ác và trong thực tiễn bảo vệ được họ tích cực, có hiệu quả là công việc cần làm ngay. Cùng với việc đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cổ vũ phát huy cách hành xử đúng đắn của mọi người trước thế lực xấu, khích lệ tinh thần dũng cảm của mọi người dám vạch mặt, dám đấu tranh ngăn chặn cái xấu, cái ác, chống lại kẻ xấu, kẻ ác. Được vậy, nỗi đau về sự vô cảm sẽ vơi cạn đi, lòng nhân ái cao thượng trong xã hội sẽ nảy nở, phát triển tốt đẹp.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước ta có 1.200 trẻ lang thang (con số thực tế chắc lớn hơn nhiều) đang được thu nhận làm thuê cho các gia đình, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất tư nhân ở các thành phố lớn. Riêng huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) có tới 200 em từ quê ra làm thuê ở Hà Nội. Hoàn cảnh làm việc đơn lẻ thân cô của các em dễ xảy ra tình trạng bị bóc lột, áp bức quá đáng mà không có đoàn thể, nghiệp đoàn, đồng nghiệp ở bên giúp sức đấu tranh bảo vệ (như ở các cơ quan, doanh nhgiệp có tổ chức công đoàn, có đồng nghiệp đông đúc)... Nếu bản thân người lao động lại là người nhỏ tuổi, không có sự quan tâm hỗ trợ của người thân gia đình, trình độ nhận thức thấp, không đủ bản lĩnh phản kháng cái bất công phi lý, thì người lao động đơn lẻ càng dễ bị lợi dụng bóc lột, áp bức thậm tệ hơn và việc bảo vệ họ cũng khó khăn hơn.

Tình hình đó đặt ra trách nhiệm nặng nề, khó khăn ,phức tạp hơn cho các cơ quan chức năng liên quan, cho chính quyền, đoàn thể ở địa phương cơ sở. Chúng ta cần thiết tiến hành khảo sát, điều tra nghiên cứu, phân tích đánh giá đúng tình hình và áp dụng được những biện pháp khả thi, có hiệu lực để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, của các công dân lao động có tính chất đặc thù này. Và cái gốc rễ, ôm trùm vẫn là đấu tranh, xây dựng thành công xã hội nước ta ngày càng là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mỗi thành viên trong cộng đồng - trước hết là cán bộ, đảng viên, những người được lãnh trách nhiệm quản lý xã hội được giáo dục, rèn luyện đầy đủ để thật sự có lối sống vị tha cao đẹp, đầy trách nhiệm với cộng đồng, từ đó mà mọi người được sống ấm áp giữa tình thuơng và lẽ phải.

Tình thương, lòng nhân ái là vẻ đẹp, là phẩm chất cốt lõi thanh sáng bậc nhất trong tâm hồn mỗi người chúng ta, nó tô điểm rạng rỡ cho vẻ đẹp đời sống xã hội. Ai giàu tình thương và lòng nhân ái là đã có thứ của cải vô cùng quý báu trong hành trang trên các nẻo đường đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực tiêu biểu bậc nhất về tình thương và lòng nhân ái. Chính bắt đầu - lúc còn tuổi thanh thiếu niên, từ sự cảm thương cuộc sống lao khổ, nỗi thương đau của đồng bào Nguời được tiếp xúc, gần gũi mà Người đã vun đắp nên tình cảm thương dân, thương nước. Rồi từ tình cảm thương dân, thương nước mà Người đã sớm mạnh bước trên con đường cách mạng vẻ vang.

Sinh thời, một trong những điều cơ bản Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm căn dặn cán bộ, đảng viên và mọi người dân ta là phải rèn luyện bồi đắp lòng yêu nước, tình thương đồng bào, đồng chí, sống có nghĩa có tình. Người chỉ dẫn, những tình cảm ấy phải gắn liền với tinh thần trách nhiệm trong công tác cách mạng, trong đời sống hàng ngày, làm sao luôn chăm lo cho mỗi người dân ta từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi ngày càng được sống sung sướng hơn,hạnh phúc hơn.

Nỗ lực phấn đấu khắc phục hiện trạng tồn tại trong xã hội ta thói vô cảm, vô trách nhiệm trước cái ác, trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại càng nhắc nhớ cán bộ, đảng viên, mọi người chúng ta chú tâm hơn học tập, ghi nhớ lời Bác căn dặn và ra sức thực hành theo tấm gương lối sống giàu tình thương và đầy trách nhiệm của Người./.

Nhiều năm qua, các hoạt động từ thiện trong xã hội ta đã phát triển đều khắp trên các địa phương cả nước. Phong trào “Xoá đói giảm nghèo”, “Ngôi nhà tình nghĩa”, “Chăm sóc người già, người cô đơn, tàn tật”, “Lớp học tình thương”, “Học bổng cho học sinh nghèo”, các đợt hưởng ứng quyên góp ủng hộ đồng bào bị nạn do thiên tai... là những hoạt động thấm sâu nghĩa cả tình người, khơi dậy truyền thống nhân ái cao quý trong nhân dân, góp phần tích cực làm lành mạnh môi trường đạo đức xã hội.

Nhưng bên cạnh phong trào từ thiện mang tính quần chúng đang ngày một mở rộng, bên cạnh bao tấm lòng vị tha cao cả, tấm gương quên mình thánh thiện cưu mang cứu giúp những người hoạn nạn, trong xã hội ta cũng lại tồn tại tình trạng vô cảm, vô trách nhiệm trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại, trước thân phận những con người khổ nạn. Thói vô trách nhiệm, vô cảm trước cái ác, cái xấu tồn tại bên cạnh những hành động nghĩa hiệp, những tấm gương nhân ái cao cả càng gây sốc, gây bất bình trong cộng đồng.

Gần đây nhất, đang gây nỗi nhức nhối trong dư luận là sự vô cảm, vô trách nhiệm trước nỗi đau của em Nguyễn Thị Bình - nguời làm thuê cho vợ chồng chủ quán phở Chu Minh Đức - Trịnh Hạnh Phương tại phố Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân-Hà Nội.

Hơn 10 năm, em Bình đã bị chủ quán bóc lột dã man, hạ nhục tàn bạo, tra tấn cực hình. Vậy mà em Bình đã phải cô đơn âm thầm nhẫn chịu đằng đẵng suốt ngần ấy năm trời. Bên cạnh em là tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước, bao tổ chức đoàn thể, là đồng bào bà con xóm giềng ngõ phố mà tịnh không có một ai can thiệp, cứu giúp. Sau ngót 13 năm mới có một cụ bà Hà Thị Bình 70 tuổi giải thoát cho em.

Trường hợp em Nguyễn Thị Bình là trường hợp nghiêm trọng được phanh phui muộn mằn trước công luận, liệu còn bao nhiêu người dân ta đang bị áp bức bóc lột tàn tệ với các mức độ khác nhau ở các địa phương chưa bị phanh phui, còn bao nhiêu người đang cô đơn âm thầm chịu bóc lột, áp bức hà khắc không được một cánh tay nâng đỡ, ngày lại ngày phải gánh chịu những nỗi tổn thất lớn lao về tinh thần và thân thể.

Mà chúng ta từng biết, đâu phải chỉ có một nạn nhân dạng Nguyễn Thị Bình. Năm 2006 dư luận từng bức xúc về trường hợp cô Bùi Thị Phương cũng bị bóc lột và hành hạ gần như em Bình ở nhà hàng Thanh Loan, Lương Sơn, Hoà Bình - cho đến nay kẻ gây tội ác vẫn chưa bị trừng phạt. Và xin kính mời bạn đọc khả kính đọc đoạn tự truyện của cô gái mù Nguyễn Thanh Tú kể về thân phận một người cùng cảnh mù loà như mình trong cuốn “Tôi mù?” do Nhà xuất bản Hội nhà văn mới xuất bản cuối năm 2006:

“Bố mẹ mất sớm, cô H. ở với anh. Cô khá xinh. Tên anh trai buộc cô phải ngủ với hắn. Sau nhiều lần chống cự, bị đánh quá đau, cô đành chấp nhận. Đã vậy để khuất phục cô hoàn toàn, tên anh chỉ cho cô ăn mỗi bữa lưng bát cơm. Cô còn bị buộc phải tiếp khách làng chơi để thằng anh đốn mạt ngồi xem và thu tiền. Rất nhiều người, kể cả chính quyền biết chuyện, song không ai can thiệp, mà sau đó được cụ Nhuận (là một người mù, từng là Chủ tịch hội người mù Việt Nam - NTT).

Tình cảnh đã diễn ra với những người như em Nguyễn Thị Bình, cô Bùi Thị Phương, cô gái mù H. nêu trên đây, nói lên điều gì?

Nó nói rằng :Thói vô trách nhiệm, vô cảm trước sự lộng hành của cái ác, trước nỗi đau xé ruột của đồng bào mình ở xã hội ta lúc này không hiếm; chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm bằng nhiều biện pháp tích cực sớm khắc phục hiện trạng đau buồn này, bởi lẽ xã hội ta là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà sự vô cảm trước nỗi đau do cái ác gây nên chính là sự dung túng tiếp tay cái ác.

Để xảy ra tình trạng trên, trước hết cần xem xét trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể địa phương. Cái ác lộng hành ở địa bàn kéo dài đến vậy mà tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở gần gũi với nạn nhân không can thiệp, ngăn chặn, trừng phạt thì rõ ràng là sự vô trách nhiệm đáng phê phán nghiêm khắc. Người đại diện cơ quan công quyền địa phuơng cơ sở như UBND phuờng Thượng Đình không thể biện bạch lẩn tránh trách nhiệm với lý do tự cho rằng khách quan, bất khả kháng là: “Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng”, “Chúng tôi không hề biết vì không được phản ánh, báo cáo...”. “Thực sự ngỡ ngàng”, “không hề biết”..., đó không gì khác là quan liêu, là quá xa dân, là vô trách nhiệm, là năng lực tổ chức quản lý, kiểm tra yếu kém. Biết rồi mà làm ngơ như công an phường Thượng Đình, người dân bốn lần tới trụ sở công an phường báo cáo về hành vi phạm pháp của vợ chồng chủ quán phở mà nguời đại diện cho cơ quan có trách nhiệm bảo vệ pháp luật chỉ tác trách trả lời: “Được, bà cứ về đi, chúng tôi có trách nhiệm” rồi bỏ mặc đấy là đáng lên án, đáng chịu kỷ luật.

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội xác định đúng trách nhiệm của các cơ quan liên quan để xảy ra vụ việc áp bức em Bình: Để xảy ra vụ việc này ngoài việc xử lý nghiêm vợ chồng chủ quán phở đã hành hạ em Bình, các cơ quan chức năng cũng cần phải xử lý nghiêm túc trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước như tổ dân phố, cảnh sát khu vực, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể.

Bà Trần Thị Quốc Khánh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội cũng đã nhận định: “Có thể nói đây là một thông tin gây chấn động nhân tâm và là một vấn đề đáng báo động về hiệu quả thực sự của chính quyền cơ sở” (Báo Tiền phong điện tử ,8-11-2007).

Đồng chí Bí thư thành uỷ Hà Nội đã có thái độ nghiêm khắc, chỉ rõ việc các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương để xảy ra một vụ án thương tâm như thế giữa lòng Thủ đô trong một thời gian dài là không thể rũ bỏ trách nhiệm; đồng chí đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm, kỷ luật chính quyền và công an nơi em Nguyễn Thị Bình bị chủ hành hạ.

Công luận đều nhất trí nhìn nhận: cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương phải là người chịu trách nhiệm trước hết. Do vậy, trước hết cần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý xã hội, đề cao trách nhiệm thực hiện tốt mọi chức năng nhiệm vụ và đặc biệt bồi đắp đầy đặn lòng nhân ái, tình thương dân của những người có trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, đoàn thể. Đó là việc rất cần thiết góp phần lớn để không còn xảy ra tình trạng như vụ việc hành hạ công dân Nguyễn Thị Bình.

Cùng với trách nhiệm của cơ quan công quyền và các đoàn thể là trách nhiệm của bà con trong cộng đồng xóm giềng ngõ phố. Cư trú ngay bên cạnh nơi em Bình sinh sống, làm việc ngày ngày, có không ít cơ hội tiếp xúc với em mà suốt hơn 10 năm để riêng em chịu nỗi cơ cực đến vậy, bà con mình không bằng cách này cách khác ra tay cứu giúp em thoát khỏi địa ngục trần gian thì đó cũng biểu hiện rõ sự vô cảm thật đáng trách. Có một thực tế không thể không tính đến là sự vô cảm của người dân quanh vùng phần nhiều nảy sinh ra và được dung dưỡng do nỗi sợ hãi sự trả thù của kẻ gây tội ác khi chúng bị tố giác, bị ngăn chặn. Bọn côn đồ tấn công trả thù người tố giác và nỗi sợ hãi của người tố giác là có thực, hơn nữa khá phổ biến. Báo chí phản ánh: ở chợ Thượng Đình mọi người xung quanh hầu hết đều biết em Bình bị áp bức nhưng ai cũng sợ, không dám can thiệp, tố giác kẻ ác. Không hiếm hiện tượng đông đảo hành khách và cả lái xe, phụ xe trên chuyến xe khách cứ ngồi yên vị để hai ba thằng lưu manh côn đồ cướp giật tài sản của người đồng hành trên xe rồi ung dung nhảy xuống xe chuồn thẳng an toàn. Không hiếm người bán hàng ở chợ mục kích rõ ràng kẻ cắp rạch túi người khách đang mua hàng của mình mà im thin thít, cứ để mặc nó hành động, chờ nó đi xa rồi mới thông tin cho khách... Và còn bao hiện tượng cụ thể khác tuơng tự như thế nữa, kể ra không xuể. Thực tế cho thấy đã có người tố giác kẻ xấu bị lãnh đủ tai hoạ do chúng gây nên.

Tình hình trên tồn tại là do pháp luật và các hoạt động của các cơ quan bảo vệ người tố cáo cái ác chưa có hiệu lực; cũng lại do người dân ta quá nhát gan, quá bảo trọng cá nhân mình, chưa biết gắn kết với nhau thành lực lượng đủ mạnh cần thiết để trấn áp cái ác. Ai cũng sợ cái ác thì cái ác ngang nhiên lộng hành. Trong tình hình hiện nay, cụ bà Hà Thị Bình xứng đáng được coi là người dũng cảm và xứng đáng được UBND thành phố Hà Nội biểu dương khen thưởng.

Do vậy, xây dựng pháp luật nghiêm minh, hoàn thiện, đủ hiệu lực bảo vệ người tố giác, đấu tranh chống cái ác và trong thực tiễn bảo vệ được họ tích cực, có hiệu quả là công việc cần làm ngay. Cùng với việc đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cổ vũ phát huy cách hành xử đúng đắn của mọi người trước thế lực xấu, khích lệ tinh thần dũng cảm của mọi người dám vạch mặt, dám đấu tranh ngăn chặn cái xấu, cái ác, chống lại kẻ xấu, kẻ ác. Được vậy, nỗi đau về sự vô cảm sẽ vơi cạn đi, lòng nhân ái cao thượng trong xã hội sẽ nảy nở, phát triển tốt đẹp.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước ta có 1.200 trẻ lang thang (con số thực tế chắc lớn hơn nhiều) đang được thu nhận làm thuê cho các gia đình, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất tư nhân ở các thành phố lớn. Riêng huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) có tới 200 em từ quê ra làm thuê ở Hà Nội. Hoàn cảnh làm việc đơn lẻ thân cô của các em dễ xảy ra tình trạng bị bóc lột, áp bức quá đáng mà không có đoàn thể, nghiệp đoàn, đồng nghiệp ở bên giúp sức đấu tranh bảo vệ (như ở các cơ quan, doanh nhgiệp có tổ chức công đoàn, có đồng nghiệp đông đúc)... Nếu bản thân người lao động lại là người nhỏ tuổi, không có sự quan tâm hỗ trợ của người thân gia đình, trình độ nhận thức thấp, không đủ bản lĩnh phản kháng cái bất công phi lý, thì người lao động đơn lẻ càng dễ bị lợi dụng bóc lột, áp bức thậm tệ hơn và việc bảo vệ họ cũng khó khăn hơn.

Tình hình đó đặt ra trách nhiệm nặng nề, khó khăn ,phức tạp hơn cho các cơ quan chức năng liên quan, cho chính quyền, đoàn thể ở địa phương cơ sở. Chúng ta cần thiết tiến hành khảo sát, điều tra nghiên cứu, phân tích đánh giá đúng tình hình và áp dụng được những biện pháp khả thi, có hiệu lực để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, của các công dân lao động có tính chất đặc thù này. Và cái gốc rễ, ôm trùm vẫn là đấu tranh, xây dựng thành công xã hội nước ta ngày càng là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mỗi thành viên trong cộng đồng - trước hết là cán bộ, đảng viên, những người được lãnh trách nhiệm quản lý xã hội được giáo dục, rèn luyện đầy đủ để thật sự có lối sống vị tha cao đẹp, đầy trách nhiệm với cộng đồng, từ đó mà mọi người được sống ấm áp giữa tình thuơng và lẽ phải.

Tình thương, lòng nhân ái là vẻ đẹp, là phẩm chất cốt lõi thanh sáng bậc nhất trong tâm hồn mỗi người chúng ta, nó tô điểm rạng rỡ cho vẻ đẹp đời sống xã hội. Ai giàu tình thương và lòng nhân ái là đã có thứ của cải vô cùng quý báu trong hành trang trên các nẻo đường đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực tiêu biểu bậc nhất về tình thương và lòng nhân ái. Chính bắt đầu - lúc còn tuổi thanh thiếu niên, từ sự cảm thương cuộc sống lao khổ, nỗi thương đau của đồng bào Nguời được tiếp xúc, gần gũi mà Người đã vun đắp nên tình cảm thương dân, thương nước. Rồi từ tình cảm thương dân, thương nước mà Người đã sớm mạnh bước trên con đường cách mạng vẻ vang.

Sinh thời, một trong những điều cơ bản Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm căn dặn cán bộ, đảng viên và mọi người dân ta là phải rèn luyện bồi đắp lòng yêu nước, tình thương đồng bào, đồng chí, sống có nghĩa có tình. Người chỉ dẫn, những tình cảm ấy phải gắn liền với tinh thần trách nhiệm trong công tác cách mạng, trong đời sống hàng ngày, làm sao luôn chăm lo cho mỗi người dân ta từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi ngày càng được sống sung sướng hơn,hạnh phúc hơn.

Nỗ lực phấn đấu khắc phục hiện trạng tồn tại trong xã hội ta thói vô cảm, vô trách nhiệm trước cái ác, trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại càng nhắc nhớ cán bộ, đảng viên, mọi người chúng ta chú tâm hơn học tập, ghi nhớ lời Bác căn dặn và ra sức thực hành theo tấm gương lối sống giàu tình thương và đầy trách nhiệm của Người./.

Nguyễn Trung Thu

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất