Thứ Hai, 30/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 4/4/2012 12:26'(GMT+7)

Thế giới cần mô hình kinh tế mới để thịnh vượng

Nghịch cảnh giàu - nghèo có thể ở nhiều nơi trên thế giới

Nghịch cảnh giàu - nghèo có thể ở nhiều nơi trên thế giới

Ông Ban Ki Mun nhấn mạnh các nền kinh tế và các chính khách từ lâu sử dụng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) như là tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một quốc gia mà không tính tới những chi phí để đạt được các tiến bộ xã hội và môi trường. Thế giới đương đại cần mô hình kinh tế mới thừa nhận vai trò bình đẳng giữa 3 trụ cột của phát triển bền vững, trong đó phúc lợi xã hội, kinh tế và môi trường không thể tách rời. Kết hợp 3 phúc lợi này trên toàn cầu tạo thành “tổng hạnh phúc toàn cầu” (GGH).

Tổng Thư ký LHQ lưu ý rằng phát triển bền vững gắn chặt với hạnh phúc và phúc lợi. Ông đề cao sáng kiến của Chính phủ Butan trong đó sử dụng tiêu chuẩn "tổng hạnh phúc quốc gia" (GNH) cùng với GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Chính phủ Butan đã đề nghị LHQ áp dụng tiêu chuẩn GNH để xác định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tiêu chí này ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm, và Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết năm 2011 khẳng định chỉ số GDP không phản ánh đầy đủ hạnh phúc và phúc lợi của con người trong một nước. Các nước khác cũng đề nghị các tiêu chí khác nhau để đánh giá thịnh vượng ngoài sự giàu có về vật chất, như Côxta Rica ủng hộ mạnh mẽ tiêu chí “phát triển có trách nhiệm về môi trường (ERD), trong khi Vương quốc Anh đề xuất tiêu chí về “phúc lợi quốc gia”.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Naxia Ápđuladít An Naxơ (Nassir Abdulaziz Al-Nasser), nhấn mạnh những thách thức kinh tế, xã hội và hệ sinh thái chưa từng thấy hiện nay đã làm cho nhiều nước không thể đạt được các mục tiêu hạnh phúc và phúc lợi. Mô hình kinh tế mới bao quát cả tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội hiện đã trở nên cần thiết vì một tầm nhìn mới, sáng tạo cho tương lai bền vững của nhân loại và hành tinh đã trở thành nhu cầu cấp bách toàn cầu. Mô hình kinh tế mới với đường lối cân bằng, bình đẳng và phổ quát hơn sẽ thúc đẩy sự bền vững, xóa đói nghèo, tăng cường phúc lợi và hạnh phúc./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất