Cho dù có những hạn chế, nghị định thư Kyoto là một bước tiến quan trọng bởi nó đã thành lập một “hiệp định khung xác thực cho phép ấn định các cam kết về kết quả định lượng liên quan khí thải (PI), xác định ý kiến công luận thế giới, mở ra cuộc thương lượng Nam/Bắc và sự can thiệp của các cơ chế linh hoạt”. Tuy nhiên, quá trình tiếp theo nghị định thư Kyoto còn nhiều nhược điểm và không thể tránh khỏi việc xem lại để đạt được mục tiêu của CCNUCC. Đại điện các bên tại CCNUCC đã quyết định nhóm họp định kỳ để thảo luận những vấn đề về khí hậu và dẫn đến việc thực thi một hệ thống hiệu quả hơn đối với vấn đề khí hậu.
Hội nghị Toàn cầu lần thứ 13 về Biến đổi Khí hậu (COP 13) diễn ra tại Bali tháng 12/2007 đã quyết định sẽ đạt được một sự đồng thuận quốc tế về một hiệp định khí hậu toàn cầu trước COP 15 tại Copenhague. Kế hoạch hành động Bali, sản phẩm của cuộc gặp trên, đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào việc xác định lịch trình các cuộc thương lượng cần đạt được bốn “điều căn bản”, đã được nêu ra trong khung cảnh các cuộc tham vấn của Nhóm công tác đặc biệt về những cam kết của các nước thuộc Phụ lục I (AWG) được thực thi tại Montréal, Canađa tháng 12/2005 (COP/MOP 1). Đó là về: i) giảm thay đổi khí hậu; ii) thích nghi với các hậu quả tiêu cực của thay đổi khí hậu; iii) phát triển và chuyển giao công nghệ; iv) tài trợ và đầu tư cần thiết để hỗ trợ các hoạt động làm giảm và thích nghi kể trên. Các nhà thương lượng mong muốn tập trung cuộc thảo luận vào các vấn đề về: mục tiêu cắt giảm lượng khí thải; các nước mới nổi tham gia tích cực để giảm lượng khí thải; tăng cường chuyển giao công nghệ sạch; tài trợ các mục tiêu đã đề ra.
i. Chắc chắn con đường mà Kyoto lựa chọn là thích đáng. Chỉ có các mục tiêu về số lượng là cản trở các thời hạn ấn định trước nhằm tạo ra một sức ép cần thiết và bảo đảm một sự công bằng trong sạch. Tuy nhiên, tình thế buộc phải thừa nhận là thành công của mọi hiệp ước về khí hậu toàn cầu một mặt đỏi hỏi phải xem lại các mục tiêu giảm khí thải của các nước công nghiệp phát triển và mặt khác phân định cho các nước mới nổi-đang dần trở thành những nước thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GES) lớn nhất trái đất một mục tiêu cắt giảm lượng khí thải.
Tiếp đó là bước thương lượng, việc các nước mới nổi tham gia các mục tiêu giảm khí thải luôn là điều kiện tiên quyết cho việc tham gia của Mỹ, trong khi đó các nước mới nổi từ chối tham gia quá trình chừng nào các nước công nghiệp phát triển không đồng ý với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải có tính bắt buộc hơn. Mỗi nước bắt buộc sẽ phải đồng thuận với bản thỏa ước: Mỹ phải tham gia cuộc chơi bằng cách chấp nhận giảm triệt để và nhanh nhất lượng khí thải của mình trong khi đó các nước mới nổi phải chấp nhận cam kết một nền kinh tế “ít cácbon”. Các nước công nghiệp phát triển, chịu phần lớn trách nhiệm đối với tình trạng khí hậu hiện nay và trong tương lai, hiển nhiên phải hỗ trợ và tài trợ quá trình này.
Theo ông Yvo De Boer-Tổng thư ký CCNUCC, điều hay trong nghị định thư Kyoto không phải là mục tiêu cắt giảm lượng khí thải (5,2%) mà nghị định áp đặt cho các nước công nghiệp phát triển mà là nội dung của nghị định. Bởi vì Tổng thư ký CCNUCC nghĩ rằng rất nhiều yếu tố trong nội dung nghị định có thể được sử dụng lại cho bối cảnh tình hình khí hậu trong tương lai. Cũng như vậy, hiệp định khí hậu trong tương lai phải được thông qua trước năm 2012, có thể sẽ dành một vai trò quan trọng cho thị trường khí cácbon và cơ chế cải cách phát triển sạch (MDP).
Chế độ khí hậu quốc tế tương lai sẽ phải áp đặt hiệu quả các mục tiêu giảm khí thải đối với rất nhiều nước. Thành công của nó sẽ phụ thuộc vào sự tham gia mở rộng vào mục tiêu giảm khí thải và sẽ phải chú ý tới sự đa dạng lớn của cộng đồng quốc tế. Nhiều đề xuất đã được trình bày để thực hiện mục tiêu này một cách hiệu quả:
Trước tiên, đề xuất này đã được lồng vào trong nội dung bản hiệp định khí hậu nguyên tắc đồng nhất, theo đó các mục tiêu cắt giảm khí thải sẽ được áp dụng với toàn bộ các nước trong cộng đồng quốc tế. Trong giai đoạn đầu, các bên đồng ý về một mức độ ổn định lượng khí thải trong dài hạn. Giai đoạn hai, các mục tiêu được gắn với cơ sở cá nhân để thấy được lượng khí thải tính trên đầu người. Có hai biến thể cho nguyên tắc này: hoặc là những nước đang phát triển, bao gồm cả những nước mới nổi, phải ngay lập tức cam kết tôn trọng các mục tiêu quy định, hoặc hiệp định cho phép các nước trên tùy theo tình hình thực hiện dần dần. Ngược với đề xuất đầu, đề xuất thứ hai hiển nhiên nhận được sự phản đối của các nước đang nổi lên, buộc các nước phải đề ra nhanh chóng các cuộc cải tổ có tiềm năng đắt đỏ.
Tiếp đó, chúng ta hãy đánh giá cao cách đặt vấn đề theo từng lĩnh vực, mà ngày nay Nhật Bản vẫn bảo vệ. Cách đặt vấn đề này thúc giục mỗi nước thải khí GES cần tính toán giảm khí thải có thể theo lĩnh vực hoạt động công nghiệp, dựa trên tính hiệu quả sử dụng năng lượng. Việc giảm khí thải trên phải được tính toán để đáp ứng theo một cam kết đưa ra ở cấp quốc gia. Nhật Bản, nước tuyên bố chống lại hệ thống trần toàn cầu phân định cho các nước công nghiệp phát triển theo nghị định thư Kyoto, đã đề xuất tại Bangkok tháng 4/2008 một khái niệm về cách đặt vấn đề mà theo đó mục tiêu của các quốc gia sẽ là các mục tiêu từng lĩnh vực xuyên quốc gia. Theo ông Naoto Hisajima-Giám đốc chính sách khí hậu của Nhật Bản, giải pháp này sẽ cho phép đáp ứng sự phát triển các công cụ kinh tế cần thiết, bảo đảm sự mất cân đối kinh tế tối thiểu trước thách thức khí hậu và đáp ứng sự trông chờ của các nước đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Các nước đang phát triển nghi ngờ cách đặt vấn đề trên và đến nay vẫn chưa phê chuẩn. Theo họ, cách đặt vấn đề “từ dưới lên” có khả năng làm giảm những ràng buộc hợp pháp đối với các nước công nghiệp phát triển và làm giảm cam kết ràng buộc đối với các nước đang phát triển-không hiệu quả trong sử dụng năng lượng và phải đầu tư rất mạnh để tôn trọng những cam kết của họ. “Kế hoạch hành động Bali” thỏa thuận là cần phải chú ý đến các cách đặt vấn đề theo lĩnh vực nhưng bằng cách trích dẫn rõ ràng việc áp dụng điều 4, khoản 1, c) của Công ước mời “tất cả các bên hợp tác để triển khai và chuyển giao công nghệ, các bước kỹ thuật cho phép kiềm chế và giảm hay phòng ngừa khí thải gây GES trong tất cả các lĩnh vực thích đáng, bao gồm năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, rừng và quản lý rừng”. Cần nhắc lại một điểm là Kế hoạch Bali đề xuất coi trọng các cách đặt vấn đề chính trị và những khuyến khích tích cực có thể cho phép giảm khí thải do phá rừng và rừng xuống cấp (REDD) tại các nước đang phát triển.
Cuối cùng, chúng ta có thể đánh giá cao cách đặt vấn đề “nhiều giai đoạn”, theo đó các nước sẽ tham gia tích cực vào cuộc chiến chống khí hậu thay đổi bằng các hình thức khác nhau. Các giai đoạn sẽ được đưa ra. Mỗi giai đoạn sẽ thích hợp với một mức độ cam kết chắc chắn. Các Nhà nước sẽ thay đổi cấp độ sau khi đạt được một ngưỡng chắc chắn (ví dụ mức khí thải bình quân đầu người hay GDP bình quân đầu người). Ông N. Höhne đề xuất bốn giai đoạn:
1) Các nước có mức độ phát triển yếu (PMA) sẽ không có một cam kết khí hậu nào;
2) Các nước gần đạt đến cấp độ phát triển nào đó, sẽ cần phải xây dựng các chính sách phát triển của mình theo các mục tiêu về môi trường. Giai đoạn này có mục đích đơn giản hóa sự tham gia từng bước của các nước trên;
3) Giai đoạn 3 quy định các mục tiêu giảm khí thải một cách vừa phải. Mức độ khí thải có thể tăng so với năm bắt đầu nhưng phải thấp hơn mức độ của kịch bản tham khảo;
4) Các nước đạt đến giai đoạn 4 phải đáp ứng các mục tiêu giảm và giảm lượng khí thải đến mức các nước này đạt được cấp độ yêu cầu tính theo đầu người. Cộng đồng quốc tế phải phát triển một hệ thống nhất quán và kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng xác định sự phát triển các mục tiêu gắn cho từng nước.
Ông Mohamed El-Ashri cũng đã giới thiệu một cách đặt vấn đề “đa giai đoạn” một mặt bắt buộc các nước công nghiệp phát triển giảm 30% lượng khí thải từ nay đến 2020 và mặt khác, các nước đang nổi giảm cường độ sử dụng năng lượng 30% trong cùng giai đoạn bằng cách chấp nhận giảm các mục tiêu về sau. Các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu cam kết giảm cường độ sử dụng năng lượng.
Kịch bản “mọi việc đâu sẽ vào đấy” cần phải cấm nếu chúng ta muốn tránh nhiệt độ trái đất tăng nhanh nguy hiểm cho con người và môi trường. Một thỏa thuận khí hậu chắc chắn phải áp đặt giảm khí thải GES. Tuy nhiên, chúng ta đã quan sát trong chương hai của nghiên cứu này một sự tuột dốc trong cách thức hiểu các nỗ lực giảm khí thải. Cách đặt vấn đề “từ trên xuống” của nghị định thư Kyoto không còn được coi như giải pháp thích đáng trong mọi tình huống nữa. Cũng vậy, dường như thật quan trọng khi coi các sáng kiến giảm khí thải từ dưới có vẻ cũng hiệu quả và dành một vị trí cho các sáng kiến này trong chế độ khí hậu tương lai với điều kiện làm cho các sáng kiến này tương hợp, có thể so sánh và đo được.
Cho dù cách đặt vấn đề này được thông qua, như chúng ta đã cố gắng chỉ ra ở trên, dường như điểm chủ yếu là duy trì cơ chế cải cách phát triển sạch (MDP) như công cụ chính cho chính sách về kinh tế chiến đấu chống lại thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, cơ chế linh hoạt được nghị định thư Kyoto xác định sẽ phải được cải cách để tăng tính hiệu quả.
ii. Hiệp định toàn cầu về khí hậu phải đề cập một cách tự do vấn đề bảo vệ dân cư chống lại thiệt hại do thay đổi khí hậu. Chúng ta đã thấy rõ rằng vấn đề thích nghi đã từng bước thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế, để thỉnh thoảng làm lu mờ cách đặt vấn đề giảm nhẹ. Ảnh hưởng tới tất cả các nước với một số cường độ khác nhau, vấn đề này hiện nay bao gồm yêu cầu các phương tiện và các câu trả lời tập thể. Tuy nhiên, không cần thiết phải nói rằng tập trung vào vấn đề thích nghi không phải là giải pháp. Điều quan trọng hàng đầu là tiếp tục đầu tư vào các hoạt động giảm lượng khí thải. Các hoạt động thích ứng không tương quan với các giải pháp giảm khí thải sẽ cực kỳ đắt đỏ và có thể vô ích.
iii. “điều căn bản” thứ 3 liên quan sự hợp tác công nghệ để giảm nhẹ và thích ứng với các hậu quả của thay đổi khí hậu. Các cuộc thương lượng quốc tế về khí hậu phải cân nhắc kỹ đến các cơ chế khuyến khích rút các hàng rào cho chuyển giao công nghệ trong những nước đang phát triển và cho phép các nước này tiếp cận với công nghệ có giá rẻ. Cách đặt vấn đề này đã được thảo luận tại Bonn năm 2008.
iv. Cuối cùng, thỏa thuận quốc tế về khí hậu trong tương lai phải đề cập đến vấn đề tài trợ và đầu tư cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng tại các nước đang phát triển. Hợp tác công nghệ cũng sẽ là trọng tâm của các cuộc thảo luận quốc tế trong những tháng tới.
Tóm lại, thách thức ngày nay là đạt được nhanh nhất một hiệp ước về khí hậu cho giai đoạn hậu 2012 để hòa giải các nước phương Nam với phía Nam. Để có hiệu quả, hiệp ước trên sẽ phải thúc giục một số lượng lớn các nước-cho dù là nước nào-tham gia tích cực vào việc giảm khí GES và bắt buộc các nước công nghiệp phát triển nắm quyền lãnh đạo mọi chế độ quốc tế về khí hậu. Chúng tôi đã trình bày ở trên các đề xuất thiết lập chế độ quốc tế tương lai về khí hậu. Các mục tiêu khác nhau được trình bày ở trên có thể cùng tồn tại chừng nào chúng phản ánh được sự khác nhau giữa các nước, điều kiện chính cho hội nhập mà các nước đang phát triển đồng ý. Các nước đang phát triển tham gia cũng quyết định rằng các nước công nghiệp phát triển phải nỗ lực giảm khí GES bắt buộc hơn.. Cuối cùng, trong lịch sử và trong tương lai các nước chịu trách nhiệm về tình trạng khí hậu hiện nay phải tạo ra một triển vọng hợp tác thực sự với các nước đang phát triển về vấn đề trên. Vì những lý do công bằng, các nước công nghiệp phát triển buộc phải hỗ trợ nỗ lực của các nước nghèo trong giảm nhẹ và thích nghi (chuyển giao công nghệ, chia sẻ những việc làm tốt, tài trợ các hoạt động thích nghi và giảm nhẹ). Như chúng ta cố gắng chỉ ra ở trên, cơ chế cải cách phát triển sạch (MDP) có thể giúp đỡ các nước công nghiệp phát triển thực hiện các mục tiêu trên. Ngày nay, phần lớn các sáng kiến do các nước công nghiệp phát triển thực hiện là quá yếu và trong một số trường hợp là chưa thích đáng.
Theo báo AGORAVOX.fr