Ngày 24/11, Tổng thống Argentina Mauricio Macri và Bộ trưởng Quốc phòng Oscar Aguad đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp tại thủ đô Buenos Aires về cuộc khủng hoảng tàu ngầm ARA San Juan bị mất tích từ ngày 15/11.
Ngày 24/11, các quan chức cấp cao Chính phủ Nga và đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria Staffan de Mistura, đang ở thăm Nga, nhất trí rằng đã có nhiều tiến triển trong việc đạt được một giải pháp chính trị tại Syria và cần nhanh chóng tổ chức một đại hội đối thoại dân tộc Syria.
Các nguồn tin thuộc văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ngày 24/11, ông Erdogan và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm để thảo luận về những diễn biến gần đây tại Syria, mối quan hệ song phương và một hội nghị thượng đỉnh giữa ba nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố Sochi của Nga.
Ngày 24/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) và 6 nước thuộc Liên Xô trước đây diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ, lãnh đạo EU và các nước này đã cam kết củng cố quan hệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã đánh giá thỏa thuận đầu tiên về các điều kiện cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit - có thể đạt được vào tháng 12 tới, nhưng vẫn với điều kiện là đạt được các tiến bộ trong đàm phán.
Tổng thống mới nhậm chức của Zimbabwe Emmerson Mnangagwa cam kết ông Robert Mugabe, người vừa từ chức vào ngày 21/11, sẽ được an toàn khi ở lại quê hương.
Giới truyền thông Anh ngày 23/11 dẫn nguồn tin chính phủ nước này cho biết Thủ tướng Theresa May sẽ thông báo với lãnh đạo châu Âu về việc Anh sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ về việc trả thêm tiền trong “hóa đơn ly hôn” nhằm phá vỡ bế tắc trong đàm phán Brexit hiện nay.
Việc đưa Triều Tiên trở lại “danh sách các nước bảo trợ khủng bố” có thể xem là “bước lùi” đối với tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhất là khi xét tới khía cạnh rằng năm 2008, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này nhằm thể hiện thiện chí và thúc đẩy vòng đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 23/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng việc Mỹ đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước bảo trợ khủng bố không giải quyết được vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
Đa số người dân Anh, Đức, Ba Lan và Pháp mong muốn quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) được cải thiện trong tương lai gần.
Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời sẽ tiếp tục đóng một vai trò "mang tính xây dựng" trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân hiện đang ở giai đoạn "then chốt".
Ngày 22/11, Cuba đã lên tiếng kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại giảm căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ngày 22/11, Văn phòng Chính phủ Thái Lan cho biết Thủ tướng nước này Prayut Chan-ocha chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát thông tin trên mạng xã hội và truyền thông, đặc biệt là báo mạng.
Trong phiên họp ngày 22/11, Thượng viện Nga đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ quan truyền thông đại chúng được tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký dưới danh nghĩa "cơ quan đại diện nước ngoài".
Ngày 22/11, hàng nghìn người sống gần khu vực núi lửa Agung trên đảo Bali của Indonesia đã phải sơ tán sau khi ngọn núi này có dấu hiệu phun trào trở lại sau 50 năm "ngủ yên."