Sau khi toàn bộ 299 khu vực bầu cử ở Đức đã hoàn tất việc kiểm phiếu, kết quả sơ bộ đầu tiên đã được công bố với việc các chính đảng lớn nhất là liên đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đều để mất đáng kể số phiếu ủng hộ so với cuộc bầu cử năm 2013.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nhiều nguồn tin ngoại giao tại New York cho biết Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 23/9 đã nhất trí tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Vào lúc 8 giờ ngày 24/9 theo giờ địa phương (tức 13 giờ theo giờ Hà Nội), các điểm bỏ phiếu thuộc 299 khu vực bầu cử trên toàn nước Đức đã đồng loạt mở cửa đón cử tri đi bầu Quốc hội Liên bang khóa 2017-2021.
Ngày 23/9, Iraq đã đề nghị Liên Hợp Quốc giúp đỡ trong việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ các mục đích hòa bình.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/9 đã bỏ phiếu kéo dài thêm một năm việc triển khai quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq và Syria, chỉ hai ngày trước thời điểm dự kiến diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại khu vực người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Theo các quan chức Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa Mỹ, có thể có những nước khác bị hạn chế tới Mỹ sau khi lệnh cấm công dân của sáu quốc gia (có đa số dân là người Hồi giáo) tới Mỹ được thực thi từ cuối tháng Sáu sẽ hết hiệu lực vào ngày 24/9.
Theo hãng Yonhap, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc xác nhận trận động đất mạnh 3,2 độ richter được phát hiện ở gần bãi thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 23/9 là một trận động đất tự nhiên.
Ngày 22/9, Cuba đã hối thúc Mỹ hợp tác với nước này trong cuộc điều tra các vụ việc được cho là “tấn công sóng âm” mà Washington cho rằng gây tổn thương thính lực các nhà ngoại giao Mỹ công tác tại La Habana, cũng như không chính trị hóa vấn đề này.
Theo hãng thông tấn Yonhap, báo chí Triều Tiên ngày 23/9 đưa tin các quan chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên và quân đội nước này đã tổ chức các cuộc diễu hành ủng hộ tuyên bố hiếm hoi của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đối với Mỹ.
Ngày 22/9, Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko cho biết Kiev sẽ không nhận được vũ khí sát thương từ Washington.
Nếu Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đổ vỡ sẽ dẫn tới một loạt hệ lụy an ninh toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu. Chưa rõ Nga hay Mỹ sẽ được lợi khi INF đổ vỡ, nhưng chắc chắn thay vì Mỹ, châu Âu sẽ trở thành bình địa ngay từ giờ phút đầu của cuộc chiến vì tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang sau khi các bên liên quan tiếp tục đưa ra những lời đe dọa, tuyên bố đáp trả lẫn nhau; thông tin về tình hình biên giới Pakistan - Ấn Độ; động đất tại Mexico; chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Iran là những sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Theo Yonhap và AP, ngày 22/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định Tổng thống Donald Trump sẽ có hành động đáp trả “phù hợp” nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) tại vùng biển Thái Bình Dương như đã đe dọa trước đó.
Mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và Nhật Bản tưởng chừng không thể chia rẽ lại đang chứng kiến một vài vết rạn khó tránh.
Trong một tuyên bố cứng rắn thể hiện rõ lập trường của Iran, Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định quốc gia vùng Vịnh này sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự, cụ thể trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo bất chấp sự phản đối của nhiều nước phương Tây.