Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Cuba Prensa Latina ngày 22/3, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) Alicia Bárcena đã khẳng định việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ chống Cuba sẽ là yếu tố cốt lõi cho tương lai phát triển của đảo quốc Caribe này.
Ngày 22/3, phát biểu sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ ) làm ít nhất 35 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) "cần có một lực lượng và chính sách an ninh chung" nhằm đảm bảo an ninh cho châu Âu trong tương lai.
Một nguyên nhân khác khiến Bỉ trở thành mục tiêu của các vụ tấn công khủng bố là bởi quốc gia này được coi là thị trường lớn về vũ khí lậu. Lâu nay, hoạt động kinh doanh và buôn lậu súng ở Bỉ đã trở thành một ngành kinh doanh phát đạt và có quy mô lớn nhất châu Âu.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Mistura nói ông bị sốc trước loạt vụ đánh bom khủng bố ở Brussels khiến ít nhất 35 người thiệt mạng.
Ngày 22/3, Bỉ thông báo quốc tang 3 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng sau loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Brussels. Theo người phát ngôn của Thủ tướng Charles Michel, toàn bộ các cơ quan công sở nhà nước sẽ treo cờ rủ đến hết ngày 24/3.
Chị H., một cán bộ ngoại giao của Việt Nam đã có mặt trên chuyến tàu định mệnh sáng 22/3 và chứng kiến toàn bộ vụ nổ diễn ra ở ga tầu điện ngầm Maelbeek, gần trụ sở Liên minh châu Âu.
Ngày 21/3, dư luận Colombia đã đánh giá cao ý nghĩa cuộc họp tại thủ đô La Habana (Cuba) của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với nhóm hòa đàm của Chính phủ nước Nam Mỹ cũng như Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC).
Rạng sáng 22/3 (theo giờ Việt Nam), trong tuyên bố trước báo chí sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 tiếng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Cuba Raúl Castro kêu gọi Mỹ cùng Cuba áp dụng nghệ thuật "chung sống văn minh", vì lợi ích nhân dân hai nước.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel ngày 22/3 đã bày tỏ sự căm phẫn và chỉ trích loạt vụ tấn công tại Brussels là "mù quáng, hung bạo và hèn nhát," đồng thời gọi ngày 22/3 là ngày "đen tối" đối với quốc gia ông.
Ngày 21/3, vòng đàm phán hòa bình Syria tại Geneva (Thụy Sĩ) bước sang tuần thứ hai, tuy nhiên chưa có nhiều tiến triển do lập trường của các bên vẫn khác biệt.
Số người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vẫn không ngừng gia tăng bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) và Ankara vừa đạt được thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 17-18/3 tại Brussels (Bỉ), bắt đầu có hiệu lực từ 19/3.
Chuyến thăm Cuba từ ngày 20-23/3 của Tổng thống Mỹ Barack Obama được dư luận nhìn nhận là một dấu ấn quan trọng, một bước tiến mới trong tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Cuba.
Công tác điều tra do Ủy ban Hàng không liên chính phủ (MAK) đảm nhiệm, với sự tham gia của các chuyên gia từ UAE, quốc gia đăng ký và khai thác chiếc máy bay; Mỹ, nước chế tạo và sản xuất máy bay Boeing trên và Pháp, nước chế tạo động cơ máy bay.
Ngày 20/3, Chính phủ Hy Lạp tuyên bố chưa thể bắt đầu gửi người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được cách đây 2 ngày nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 này.
Ngày 18/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mới đây, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động có thể làm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.