Hãng AP dẫn một thông tin cho biết Triều Tiên được cho là đã đặt một tên lửa tầm trung mới có sức công phá mạnh vào tình trạng sẵn sàng cho vụ phóng sắp tới.
Chủ đề chính của cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 25/4 là đảm bảo lệnh ngừng bắn giữa lực lượng chính phủ và phe đối lập tại Syria được tuân thủ.
Ngày 25/4, Mỹ tuyên bố ủng hộ chiến dịch quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngoài khơi Libya nhằm hậu thuẫn kế hoạch ngăn chặn lộ trình di cư qua Địa Trung Hải mà Italy đưa ra trước đó.
Tên lửa đẩy Soyuz-ST (Liên hợp) của Nga mang theo các thiết bị của châu Âu đã được phóng thành công từ sân bay vũ trụ Kourou thuộc đảo Guiana của Pháp vào lúc 4 giờ sáng 26/4 giờ Việt Nam.
Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng giữa Nga và các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ngày 26/4 ở thủ đô Moskva của Nga, các nước đã đề ra các phương hướng hợp tác chính.
Trước thông tin các tàu chiến Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động trái phép trong lãnh hải Indonesia, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng việc Indonesia bắt giữ tàu đánh cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này là "bình thường" và phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/4 đã bác đề nghị của Triều Tiên rằng Bình Nhưỡng sẽ ngừng thử hạt nhân nếu Mỹ ngừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc, đồng thời tuyên bố Washington sẽ tiếp tục có những bước đi nhằm bảo vệ nước đồng minh ở châu Á này.
Ngày 24/4 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 24/4 đã chỉ trích Triều Tiên về vụ việc mà Bình Nhưỡng tuyên bố rằng họ đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin nước này đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến lược từ tàu ngầm và nhà lãnh đạo Kim Châng Un (Kim Jong Un) đã chỉ huy vụ bắn thử này. Vụ việc ngay lập tức khiến cả thế giới chú ý. Đã có những phản ứng quyết liệt được đưa ra.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong một loạt vấn đề quốc tế nóng hiện nay...
Tổng thống Obama, hiện đang có chuyến công du tới Anh trước khi London tổ chức trưng cầu ý dân về quy chế thành viên trong EU, nhấn mạnh Anh sẽ không được hưởng quy chế ưu đãi dành cho khối EU khi thương lượng hiệp định thương mại với Mỹ. Anh không thể đàm phán với Mỹ nhanh hơn EU - đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Trong bài viết đăng tải trên tờ The Daily Telegraph ra ngày 22/4, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (B.Obama) đã kêu gọi cử tri Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) và nhấn mạnh, việc nước Anh đi hay ở lại EU đều tác động tới Mỹ. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Vôn-phơ-gang Soi-blơ (Wolfgang Schaeuble) cũng cảnh báo, Anh rời khỏi EU sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Anh, châu Âu cũng như toàn cầu.
Với tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối, Cơ quan lập pháp xứ Vasco, Tây Ban Nha, ngày 21/4 đã ra một tuyên bố yêu cầu Mỹ chấm dứt chính sách bao vây cấm vận đối với Cuba.
Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo GCC cũng bày tỏ sự đoàn kết đối với người dân Syria, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy tiến trình chuyển giao chính trị tại quốc gia này.
Trong cuộc họp giữa các quan chức cấp cao hai bên vào ngày 21/4 tại thủ đô Phnom Penh, Mỹ cam kết sẽ hợp tác cùng với Campuchia về tăng cường an ninh trên biển.