Trong bối cảnh châu Âu chưa tìm được một giải pháp bền vững cho vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế, cuộc khủng hoảng di cư cộng với những vụ tấn công khủng bố đẫm máu gần đây đã đẩy "lục địa già" tới tình trạng chia rẽ sâu sắc mới.
Ngày 22/1, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Hội nghị cấp cao đặc biệt giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á dự kiến diễn ra tại Mỹ vào tháng tới, dù không mang tính chính thức, song sẽ là "cuộc thảo luận chiến lược" với trọng tâm thúc đẩy sự đổi mới và tinh thần kinh doanh ở vành đai Thái Bình Dương.
Theo hãng Reuters, ngày 22/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ông tin rằng với sự nỗ lực và thiện chí từ cả hai phía, các thỏa thuận Minsk về Ukraine có thể được thực thi trong những tháng tới, để cho phép dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngày 22/1, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tới Berlin để cùng người đồng cấp nước chủ nhà Angela Merkel chủ trì cuộc tham vấn cấp chính phủ lần đầu tiên giữa hai nước, trong đó nội dung trọng tâm sẽ là bàn các biện pháp đối phó cuộc khủng hoảng di cư.
Cảnh sát Macedonia đã xác nhận thông tin trên trong khi người phát ngôn cảnh sát miền Bắc Hy Lạp khẳng định nước này đóng cửa biên giới với Macedonia kể từ tối 19/1 vừa qua, ngăn không cho 600 người di cư vượt qua cửa khẩu tại thời điểm đó.
Ngày 20/1, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 chính thức khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) với sự tham gia của khoảng 2.500 đại biểu đến từ 100 quốc gia, là đại diện của các chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, xã hội.
Ngày 19/1, Chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần một hệ thống an ninh chung đáng tin cậy dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
Ngày 18/1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tuyên bố sẽ không đồng ý với bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào về những thay đổi trong Liên minh châu Âu (EU) nhằm giữ Anh ở lại EU, đồng thời kêu gọi một sự "thỏa hiệp hợp lý" với những yêu cầu cải cách của London.
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken đã tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc sáng 19/1 để hội đàm với các quan chức cấp cao nước chủ nhà về cách trừng phạt Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố tiến hành vụ thử hạt nhân mới hồi đầu tháng này.
Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa sẽ diễn ra vòng đàm phán hòa bình Syria tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 18/1 đã lên tiếng hối thúc các quốc gia thành viên nhóm Hỗ trợ Quốc tế cho Syria (ISSG) nhanh chóng chốt danh sách các nhóm đối lập Syria sẽ được mời tham gia lần này.
Theo Tân Hoa Xã, ngày 18/1, Phó Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Yevgeny Lukyanov tuyên bố nước này đã nâng cấp chiến lược an ninh quốc gia với việc coi tình hình quốc tế đang xấu đi là bắt nguồn từ những chính sách mà Mỹ cùng các nước đồng minh của Washington đang theo đuổi.
Tướng John F. Kelly - Tư lệnh Bộ Chỉ huy phương Nam thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 17/1 cho biết Cuba sẽ lần đầu tiên tham gia một hội nghị an ninh-quân sự do Washington hậu thuẫn.
Sau khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc cách đây 30 năm, đến nay, kinh tế đất nước Lào anh em đã phát triển liên tục và ổn định, bộ mặt của đất nước đã có sự thay đổi toàn diện.
Động thái này nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa Đài Bắc với Washington - đồng mình chủ chốt và nguồn cung vũ khí.
Theo AFP và AP, ngày 18/1, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã rải gần 1 triệu tờ truyền đơn ở Hàn Quốc trong 1 tuần qua, sự leo thang trong cuộc chiến tuyên truyền bắt nguồn từ vụ thử hạt nhân mới đây nhất của Bình Nhưỡng.