Các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba, trong một cuộc điện đàm vài ngày trước khi Giáo hoàng khởi hành, đã ca ngợi vai trò của ngài trong việc bình thường hóa quan hệ Washington-La Habana.
Washington Post đưa tin, ngày 18/9, Nhà Trắng đã thông báo những điều chỉnh mới nhằm nới lỏng lệnh cấm vận thương mại của Washington đối với La Habana, qua đó giảm thiểu những lệnh cấm với công ty Mỹ và khuyến khích thêm nhiều người Mỹ tới Cuba du lịch.
Kyodo đưa tin, sáng sớm 19/9, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nghị sỹ đối lập và cử tri.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 18/9 đã kêu gọi các lực lượng đang tham chiến trên toàn thế giới hạ vũ khí và ngừng bắn trong vòng 24 giờ vào ngày Quốc tế hòa bình được ấn định vào ngày 21/9 hàng năm.
Tiếp nối các diễn biến tích cực trong quan hệ Mỹ - Cuba, ngày 18/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã có cuộc điện đàm về các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Ngày 17/9, tờ Thời báo Tài chính của Anh đã đưa ra nhận định rằng cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu hiện nay có thể đẩy nước Đức đến chỗ mâu thuẫn gay gắt với các quốc gia láng giềng ở phía Đông.
THX đưa tin, ngày 18/9, Bộ Ngoại giao Myanmar đã bác bỏ "tuyên bố chung" của 9 nước về cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại quốc gia Đông Nam Á này, cho rằng việc đưa ra một tuyên bố như vậy vào thời điểm hiện tại gây bất lợi cho môi trường hòa bình mà người dân Myanmar đã xây dựng để đảm bảo tổ chức bầu cử thành công.
Chiều 17/9, Tòa Phúc thẩm Phnom Penh đã bác đơn đề nghị tại ngoại của Thượng nghị sỹ Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) Hong Sokhua.
Giám đốc Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang Đức (BAMF) ông Manfed Schmidt sáng 17/9 đã đệ đơn xin từ chức lên Bộ Nội vụ nước này.
Trong lúc nhiều nước châu Âu thắt chặt các biện pháp an ninh để ngăn chặn dòng người di cư liên tục tràn qua khu vực biên giới của lục địa già, ngày 16/9, nhà chức trách Hà Lan thông báo nước này đang chuẩn bị xây dựng một trung tâm tị nạn tạm thời tại thị trấn Nimegen, phía Đông Hà Lan, giáp ranh với Đức, nhằm tạo chỗ ở cho khoảng 3.000 người.
Châu Âu đang rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng cho cuộc khủng hoảng người di cư.
Reuters đưa tin, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 14/9 công bố kết quả thăm dò dư luận do báo này tiến hành hồi cuối tuần qua cho thấy hơn 50% cử tri Nhật Bản phản đối các kế hoạch của chính phủ, theo đó trong tháng này sẽ ban hành đạo luật cho phép binh sỹ Nhật lần đầu tiên tham chiến ở nước ngoài kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Ngày 13/9, Hy Lạp đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp hành động khẩn cấp để đối phó với dòng người di cư lớn chưa từng có đang đổ về "lục địa già" trong năm nay.
Theo Reuters/AFP, ngày 13/9, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho biết nước này đã tạm thời tiến hành các biện pháp kiểm soát dọc đường biên giới với Áo trong một nỗ lực nhằm giảm bớt số lượng người tị nạn đổ về nước này.
Hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Âu Á, bà Victoria Nuland, ngày 13/9 cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn sau khi bán đảo Crimea quay trở về Ukraine.