Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/9 đã lên án những thông tin truyền thông "xuyên tạc và bịa đặt" nói rằng nước này đã thay đổi lập trường về Syria hay tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tham dự hội nghị còn có đại diện của các nước Australia, Bangladesh, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Maldives, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Việt Nam.
Ngoại trưởng Palestine Riad Malki ngày 6/9 tuyên bố Palestine sẵn sàng tiếp nhận những người tị nạn Palestine vào Bờ Tây, đặc biệt là những người lánh nạn khỏi cuộc nội chiến ở Syria.
Nước Đức đang trở thành điểm đến số một của dòng người tị nạn, đặc biệt là từ Syria. Vậy đằng sau sự lựa chọn này là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, báo chí Đức đưa ra một số nguyên nhân sau đây:
Bộ Quốc phòng Campuchia vừa ra tuyên bố ủng hộ tiến trình xác minh bản đồ mượn từ nước ngoài với bản đồ chính phủ sử dụng trong phân định biên giới và đề nghị áp dụng các biện pháp pháp lý đối với những cá nhân, tổ chức đã xuyên tạc vấn đề biên giới.
Một kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 6/9 cho thấy phần đông người dân Xứ sở sương mù muốn nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) giữa lúc khối này đang lâm vào cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Tổng Thư ký Lê Lương Minh đánh giá cao sự quan tâm của Ai Cập trong việc thúc đẩy mối quan hệ tốt với các nước ASEAN và sự tiếp cận sâu rộng về ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á.
Ngày 6/9, trong thông điệp Angelus sáng chủ nhật hàng tuần tại quảng trường Saint Peter ở Vatican, Giáo hoàng Francis I đã lên tiếng kêu gọi mỗi một giáo xứ Công giáo tiếp nhận, cưu mang một gia đình người tị nạn.
Ngày 6/9, lực lượng cứu hộ Malaysia đã tìm thấy thêm 35 thi thể trong vụ lật thuyền xảy ra tại Eo biển Malacca hôm 3/9 vừa qua, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ việc lên 50 người.
Theo đài RFI, cuộc khủng hoảng nhập cư đang diễn ra hiện nay là hậu quả của tình trạng chiến tranh tại khu vực Trung Đông và một số nước khác cũng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hoành hành. Theo bài xã luận trên tờ "Le Figaro" (Pháp), để có thể chấm dứt thảm họa nhân đạo trên, chỉ còn cách tấn công vào nguồn gốc của mọi đau khổ.
Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi giành được độc lập, U-crai-na cho công bố một học thuyết quân sự mới trong đó coi Nga là “đối thủ quân sự” và thể hiện quyết tâm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - động thái được dự đoán sẽ gây thêm sóng gió cho quan hệ vốn đang lao dốc không phanh giữa Mát-xcơ-va và Ki-ép...
Thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng, rúng động sau khi bức ảnh chụp thi thể của cậu bé 3 tuổi người Xy-ri chết đuối trên đường di cư cùng gia đình bị sóng đánh dạt vào bờ xuất hiện trên truyền thông quốc tế hôm 3-9. Bức ảnh đã “chạm đến trái tim” của những người có lương tri và làm thức tỉnh cả thế giới...
Khi tấm ảnh về cậu bé người Syria Aylan Kurdi 3 tuổi nằm chết trên bãi biển ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, làm rung chuyển thế giới và đánh động lương tri dư luận về cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu, tại nhiều thành phố lớn của Italy, một số tổ chức và cá nhân đã bắt đầu các chiến dịch vận động cứu giúp người nhập cư.
Theo hãng tin Kyodo, ngày 4/9, Nhật Bản đã trao công hàm phản đối bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khi tuyên bố tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước đã được giải quyết.
Theo Reuters/AFP, ngày 4/9, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố nước này sẽ tiếp nhận "thêm hàng nghìn" người tị nạn từ Syria.