Chủ Nhật, 13/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 1/8/2008 8:54'(GMT+7)

Thêm một "Địa chỉ văn hóa dân gian" mới được công nhận

Lễ hội hát chèo tàu ở Thượng Hội, Đan Phượng (Hà Tây)

Lễ hội hát chèo tàu ở Thượng Hội, Đan Phượng (Hà Tây)

Là một làng nhỏ vùng chiêm trũng, từ hàng trăm năm nay Chanh Thôn đã nổi tiếng là làng ca trù cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ đây nhiều thế hệ ca nương đã đi biểu diễn và truyền dạy ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian dài thất truyền, năm 2007, CLB ca trù Chanh Thôn được tái thành lập. Nhờ sự dày công truyền dạy của các nghệ nhân, hiện CLB đã có 4 thế hệ với 36 thành viên được học và biểu diễn nhiều làn điệu cổ của bộ môn ca trù truyền thống như: bắc phản, luyện năm cung, tỳ bà hành.... Các nghệ nhân Nguyễn Thị Vượn, Nguyễn Thị Khướu và Nguyễn Văn Khoái, dù đều đã trên 80 tuổi, song hàng ngày vẫn chống gậy đến đình dạy con cháu học hát. Nhờ tâm huyết ấy của các cụ, làng ca trù cổ đã thực sự được hồi sinh.

Ngoài CLB ca trù Chanh Thôn vừa được công nhận, Hà Tây còn có 6 CLB dân ca đã được Hội VN dân gian Việt Nam công nhận là "Địa chỉ văn hóa dân gian"  trong thời gian qua, đó là CLB hát chèo tàu tổng Gối ở huyện Đan Phượng; CLB hát dô ở huyện Quốc Oai; CLB múa bài bông và hò cửa đình ở xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên; CLB ca trù Ngãi Cầu, huyện Hoài Đức; CLB ca trù Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng và CLB ca trù Trung tâm Văn hoá tỉnh.
 
Thực hiện xã hội hội hóa trong việc khôi phục và bảo tồn các loại hình dân ca, Hà Tây đã đẩy mạnh việc phát hiện, sưu tầm và truyền dạy nhiều làn điệu dân ca đặc sắc của địa phương đến người dân, đăc biệt là thế hệ trẻ. Các huyện Đan Phượng, Phú Xuyên, Quốc Oai đã đưa việc giảng dạy chèo tàu, múa bài bông và hò cửa đình, hát chèo, hát dô vào chương trình ngoại khóa ở một số trường học trên địa bàn./
(Theo VOV)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất