Thứ Ba, 24/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Sáu, 9/12/2011 20:51'(GMT+7)

Thí điểm bộ chỉ số theo dõi về cải cách hành chính

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

PAR Index sẽ chính thức được áp dụng thí điểm tại 3 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 6 tỉnh, thành gồm Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Cần Thơ.

PAR Index giúp đánh giá và xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính trong năm 2011 của các đơn vị này; thông qua thí điểm, phát hiện những vấn đề chưa phù hợp để tiếp tục hoàn thiện, phục vụ cho việc mở rộng áp dụng PAR Index trên phạm vi toàn quốc.

Theo lộ trình, ngay trong tháng 12 này, Bộ Nội vụ sẽ mở các lớp tập huấn nội dung, phương pháp tiến hành cho các đơn vị được lựa chọn, thẩm định kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm. Các bộ và địa phương sẽ thành lập Tổ công tác thí điểm PAR Index có từ 6-8 thành viên và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm.

Việc tuyển chọn, sử dụng chuyên gia tư vấn, tổ chức tư vấn; tiến hành thí điểm; điều tra, khảo sát cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính được thực hiện từ tháng 1/2012-3/2012. Kết quả thực hiện thí điểm được đánh giá vào quý II/2012 để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện PAR Index và mở rộng phạm vi thí điểm vào đầu quý IV/2012.

Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính cấp Bộ bao gồm bảy lĩnh vực: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa hành chính và thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực với 29 tiêu chí cụ thể, được đánh giá trên thang điểm 100. Trong đó, tiêu chí chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đánh giá tới 6 điểm.

Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính cấp tỉnh bao gồm 8 lĩnh vực: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông lĩnh vực với 32 tiêu chí và cũng được đánh giá trên thang điểm 100.

Theo Bộ chỉ số này, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như về chất lượng cung cấp một số dịch vụ công cơ bản đều được tính 6 điểm./.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất