Chủ Nhật, 13/10/2024
Đời sống
Thứ Năm, 3/12/2009 22:53'(GMT+7)

Thị trường lao động cuối năm "nóng"

Thị trường lao động luôn " Khát" vào cuối năm

Thị trường lao động luôn " Khát" vào cuối năm

Nhu cầu LĐ tăng cao

Nhiều doanh nghiệp đã nhờ cậy thường xuyên các sàn giao dịch việc làm của Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... nhưng vẫn không tuyển đủ nhân sự. Ông Đỗ Thành Đông, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Bắc Ninh, cho biết: “Nhiều công ty tại các khu công nghiệp đặt hàng trung tâm hàng nghìn chỉ tiêu. Sau phiên giao dịch việc làm hàng tháng, số LĐ tuyển được chỉ khoảng 25% nhu cầu của doanh nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2009, số LĐ làm việc tại các doanh nghiệp trong 8 Khu công nghiệp – Khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội đã tăng thêm hơn 6.000 người so với năm 2008. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới cũng tăng lên, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp vẫn thiếu LĐ.

Nhu cẩu tuyển LĐ ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng “nóng” dần vào dịp cuối năm.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh) cho biết, nhu cầu tuyển dụng LĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trong quý IV/2009 khoảng 110.000 người, riêng hai tháng cuối năm là 90.000 người.

Trong đó, LĐ làm việc thời vụ chiếm gần 50%, LĐ có trình độ đại học, cao đẳng khoảng 30%, công nhân lành nghề và thợ bậc cao khoảng 20%. Thành phố sẽ khan hiếm LĐ do phần lớn công nhân mất việc hồi đầu năm đã về quê ổn định cuộc sống và “ngại” trở lại làm việc.

Cách nào thu hút lao động?

Để thu hút LĐ, phần lớn doanh nghiệp phải thay đổi phương án tuyển dụng, như chấp nhận hồ sơ photocopy không qua công chứng và lược bớt một số loại giấy tờ kèm theo. LĐ chưa chuẩn bị hồ sơ chỉ cần đăng ký thông tin, khi nào đến công ty thi tuyển mới cần mang hồ sơ chính thức. Ngoài ra, nhiều nơi “hạ” một số yêu cầu như về trình độ, kinh nghiệm đối với LĐ.

Các công ty lớn cũng đưa ra mức lương cao để LĐ yên tâm gắn bó với công việc. Trước đây, mức lương công nhân trung bình 800.000 đồng – 1triệu đồng/ tháng, nay nhiều công ty sẵn sàng trả 1,4 – 1,6 triệu đồng/ tháng.

Ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất Hà Nội có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp giữ ổn định nguồn nhân lực. Ông Nguyễn Xuân Chính cho biết, Ban quản lý đã hỗ trợ tuyển LĐ bằng cách thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh huyện và các xã lân cận.

Ngoài ra còn tham gia xây dựng đề án liên kết đào tạo với một số cơ sở nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực như Đề án liên kết đào tạo với Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật BắcThăng Long, Trường Trung cấp Nghề tổng hợp Hà Nội.

Ban quản lý đã mở 21 lớp An toàn vệ sinh LĐ, ký xác nhận 45 thang bảng lương, 23 nội quy LĐ nhằm đảm bảo quyền lợi, an sinh xã hội, giúp người LĐ yên tâm với công việc.

TG- CPĐT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất